Hướng dẫn lắp đặt

Quy Trình Vận Hành Hệ Thống Tưới Nhỏ Giọt

tuoi-cay-an-trai-hieu-qua-bang-dau-nho-giot-va-day-nho-giot-cuon-quanh-goc

Tưới nhỏ giọt là một trong những biện pháp tưới cây hiệu quả nhất hiện nay. Để bà con nắm bắt rõ hơn về quy trình vận hành của hệ thống tưới nhỏ giọt, chúng tôi xin chia sẻ với bà con bài viết sau đây. Hi vọng, những kiến thức này có thể hỗ trợ bà con trong quá trình lắp đặt, vận hành hệ thống tưới nhỏ giọt. 

Quy trình vận hành hệ thống tưới nhỏ giọt như sau:

I. Kiểm tra trước khi vận hành hệ thống tưới nhỏ giọt

1.Máy bơm và động cơ:

Máy bơm và động cơ của hệ thống tưới nhỏ giọt phải thường xuyên kiểm tra và bảo trì các hạng mục sau:
– Kiểm tra dầu bôi trơn máy có sạch không;
– Kiểm tra nguồn điện có khớp với điện thế và tần số ghi trên nhãn động cơ;
– Kiểm tra dây tiếp điện của động cơ;
– Đường ống hút, trỏ cửa vào;
– Kiểm tra độ ổn định và ăn mòn của bệ máy.

Cần kiểm tra thường xuyên hệ thống điện (bởi thợ điện) bao gồm các đầu nối và thiết bị bên trong bộ khởi động và động cơ:

– Kiểm tra liên kết giữa máy bơm và động cơ.

– Kiểm tra toàn bộ các bu lông về độ chặt và độ ăn mòn.

– Kiểm tra định kỳ các thiết bị lọc tự động hoặc bằng tay, xem xét kỹ mức độ thích hợp và tình trạng sạch sẽ. Kiểm tra thiết bị an toàn cho vận hành thiết bị lọc.

– Kiểm tra toàn bộ đường ống.

– Kiểm tra các cuộn cảm ứng (từng cái một) mỗi tuần một lần. ( NẾU SỬU DỤNG HỆ THỐNG TƯỚI TỰ ĐỘNG VAN ĐIỆN TỪ )

– Hệ thống điều khiển cần phải được kiểm tra hàng năm đúng theo kỳ hạn được cập nhật phần mềm cũng như phần cứng.

– Các bộ lọc hỗ trợ cần được kiểm tra mỗi lần bằng phương pháp kiểm tra nhanh.

Lắp đặt bộ trung tâm hệ thống tưới nhỏ giọt Rivulis

2. Đường ống tưới và các van:

Khi hệ thống bắt đầu làm việc phải kiểm tra các van xem có làm việc bình thường không. Đối với van đầu mối nếu thấy tăng, giảm đột ngột phải kiểm tra đường ống có bị xì nước, vỡ đường ống do bị chuột, chó cắn v.v… Các van nhánh đóng mở có đúng quy định không, nếu phát hiện các van đều mở đều đóng, phải đóng, mở theo đúng quy trình tưới.

Dự án tưới nhỏ giọt rải dọc luống sử dụng dây nhỏ giọt Rivulis Eolos Garden

II. Kiểm tra trong quá trình vận hành.

1.Thiết bị bơm:

– Kiểm tra máy bơm về tiếng ồn, độ rung, rò rỉ, lưu lượng và áp lực bơm; so sánh lưu lượng và áp lực thực tế với chỉ số thiết kế. 
– Kiểm tra động cơ về tiếng ồn, độ rung và yêu cầu về điện.
– Kiểm tra động cơ diezen về tiếng ồn, rung, áp lực dầu, nhiệt độ và tiêu thụ nhiên liệu, thay dầu theo đề nghị của nhà sản xuất.

2. Thiết bị đo lưu lượng

– Lưu lượng tăng cho biết đường ống bị rò rỉ hoặc bị vỡ, áp lực quá cao ở cuối ống, các đầu phun mòn hoặc quá cỡ, van giảm áp điều chỉnh không thích hợp hoặc các van mở thừa.
– Giảm lưu lượng cho biết đầu tưới, bộ lọc hoặc các bộ phận khác bị cản trở, bơm mòn, áp lực cuối ống quá thấp, lẫn khí trong hệ thống; van giảm áp điều chỉnh không đúng.

3. Thiết bị phun hóa chất và ngăn dòng chảy ngược

Xem xét kỹ các ống tưới, van, bơm, động cơ và các thiết bị phun khác về sự rò rỉ hoặc hoạt động không thích hợp, làm sạch bộ lọc, màng chắn, lưới lọc, vòi phun và thùng sau mỗi lần sử dụng. Chuẩn bị và chứa hóa chất theo đề nghị của nhà sản xuất.

4. Các yêu cầu khác

Đồng hồ đo: đồng hồ nước phải phù hợp với đồng hồ lưu lượng của máy bơm:
– Kiểm tra máy bơm và đường ống có bị rò rỉ nước hoặc khí lọt vào không, nếu có phải xử lý ngay;
– Khi dừng máy bơm nên đóng van phía ống ra trước, sau đó ngắt điện để giảm độ rung;
– Kiểm tra nhiệt độ vận hành của động cơ có vượt quá qui định cho phép không ghi trên nhãn động cơ không. Nếu có phải dừng ngay để sửa chữa. Trường hợp trên nhãn không ghi nhiệt độ cho phép, có thể chuẩn đoán nhiệt độ trong động cơ không được vượt quá 50 độ C, lớn nhất nhưng không được quá 80 độ C.

III.Quy trình vận hành

1. Vận hành lần đầu:

Để tránh tạp chất bẩn làm tắc đường ống khi vận hành lần đầu phải mở các van cuối của đường ống chính, ống nhánh và mở tất cả đầu cuối của đường ống cấp cuối cùng để thau rửa sạch đường ống. Việc thau rửa được tiến hành cho từng cấp ống: thời gian thau rửa khoảng 15 phút; thau rửa xong, trước tiên phải đóng van tháo nước của ống chính, sau đó đóng van tháo nước của ống nhánh và cuối cùng bịt kín đầu cuối của các cấp ống cuối cùng.

2. Vận hành thường xuyên:

Đề phòng phát sinh hiện tượng nước va trong đường ống cần phải đóng, mở van từ từ. Tốc độ làm đầy ống nhánh không lớn hơn 0,5 m/s; thời gian làm đầy ống không được nhỏ hơn 15 phút . 

4.Quy trình làm sạch bộ lọc:

– Làm sạch bộ lọc theo các bước:
b1) Đóng van chính ở cụm đầu mối;
b2) Mở van xả đáy dưới đáy bộ lọc;
b3) Cho máy bơm chạy;
b4) Quay tay quay lên trên đỉnh bộ lọc theo chiều kim đồng hồ, thời gian xả cặn trong bộ lọc khoảng 2 min đến 3 min.( vói lọc màng #RIVULIS_ISRAEL)
b5) Đóng van xả dưới đáy và mở van chính cho hệ thống tưới hoạt động.

Liên hệ ngay với chúng tôi

Hệ thống tưới tự động sẽ giúp bà con tiết kiệm đến 70% thời gian tưới nước cho cây trồng. Với lượng nước tưới được cung cấp đầy đủ và đều đặn. Khu vườn của Quý bà con sẽ đạt năng suất cao!
Hãy để Nhà Bè Agri đồng hành cùng Quý bà con tạo nên những khu vườn tươi tốt nhất! 

Liên hệ ngay với Nhà Bè Agri nếu cần tư vấn miễn phí về lắp đặt hệ thống tưới cho cây trồng bằng cách để lại SĐT hoặc nhắn tin với chúng tôi!

? Website: https://nhabeagri.com/

✍  Số 20 khu biệt thư Ngân Long, đường Nguyễn Hữu Thọ xã Phước Kiển huyện Nhà Bè TP.HCM

☎ SĐT: 1900 21 87 – (028) 3781 77 87

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *