Ứng dụng mô hình tưới

Tưới nhỏ giọt trong nhà kính

Tưới nhỏ giọt trong nhà kính

Tưới nhỏ giọt cho cây trồng trong nhà kính

Để tăng cường hiệu quả cho việc trồng trọt trong nhà kính thì hầu hết bà con nông dân cũng kết hợp đầu tư luôn hệ thống tưới nhỏ giọt.

Tưới nhỏ giọt trong nhà kính thường có hai loại đó là:

Tưới nhỏ giọt cho cây trồng trong bịch (sử dụng que cắm nhỏ giọt).

Theo phương pháp này, mỗi chậu sẽ sử dụng 01 que cắm dripeg, một đoạn ống PE 3×5 dẫn nước từ đầu nhỏ giọt lên que cắm, và 1 đầu nhỏ giọt (tham khảo đầu nhỏ giọt supertif)

Một số loại cây điển hình sử dụng phương pháp tưới bằng que cố định thường là: Dâu tây trồng bịch, Dưa lưới trồng trong bịch

Que cắm nhỏ giọt dripeg tưới cây trồng trong bịch

Tưới nhỏ giọt cho các loại hoa rau màu trong nhà kính trồng dưới đất

Rất nhiều loại cây, rau, hoa màu được bà con trồng trực tiếp trên nền đất trong nhà kính, điển hình như các loại Hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa hồng… các loại rau ăn lá, rau lấy củ, hay các loại dưa như dưa lưới, dưa chuột…

Với phương pháp này, bà con đơn giản sử dụng dây nhỏ giọt rải dọc hàng cây trồng.

Đặc điểm về quy mô, diện tích của Nhà kính thường khá nhỏ, có chiều dài mỗi luống thường không quá 70m. Do đó bà con chỉ cần sử dụng dây nhỏ giọt đường kính 12mm là hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.

Hiện nay dây nhỏ giọt 12mm sử dụng điển hình là dây của Netafim và dây nhỏ giọt Eolos của Rivulis Eurodrip.

Dây nhỏ giọt thường áp dụng trong nhà kính thường có độ dày 0.3mm đến 0.4mm, với độ dày này bà con có thể tái sử dụng trong nhiều năm, dễ dàng thu cuộn và di chuyển mà không sợ rách, đứt ống.

Về khoảng cách thì phổ biến là 20cm/lỗ nhỏ giọt, và lưu lượng giao động từ khoảng 1.0 – 1.5 – 2.0 lít/giờ.

Vùng trồng rau, hoa ở Đà Lạt, Đơn Dương Lâm Đồng sử dụng khá phổ biến cả hai hình thức tưới nhỏ giọt nói trên.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *