Hiện nay, thanh long là một trong những loại cây đem đến giá trị kinh tế cao. Do đó, chúng ta cần phải nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long để giúp đạt hiệu quả tốt hơn. 

Ky thuat trong va cham soc cay thanh long
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long

Thông tin về kỹ thuật trồng cây thanh long:

Những điều bạn cần biết về làm đất, chọn thời vụ trồng:

Cây thanh long được trồng nhiều ở các tỉnh thành như Vũng Tàu, Bình Thuận, Long An, Tiền Giang,… Hầu hết những nơi đó, ta có thể thấy đều là đất cao. Không những thế, đất ở đó còn là đất xám bạc màu, đất pha cát hoặc đất dốc dễ xói mòn. Vì thế, canh tác đất là bước không thể thiếu để tạo ra một môi trường giàu dinh dưỡng. Từ đó giúp cho cây thanh long sinh trưởng và phát triển tốt.

Một số bước làm đất được diễn ra như sau:

Bước 1: Làm sạch cỏ dại, cày bừa kỹ, rắc vôi phơi ải. Với mục đích xử lý mầm bệnh có trong đất trồng;

Bước 2: Chuẩn bị các cọc để phục vụ cho việc đào lỗ, cắm xuống đất;

Bước 3: Đào âm xung quanh các trụ đã cắm. Với độ sâu từ 10 – 20cm, đường kính 1,2 – 1,5m. Đồng thời, bón lót bằng phân chuồng hoai mục rồi phủ một lớp đất lên trên;

Bước 4: Ở các vùng đất thấp, chúng ta cần chủ động lên mô trước khi xuống hom giống. Ngoài ra, mô cần cách mặt ruộng khoảng 40cm để tránh tình trạng ngập úng vào mùa mưa.

Song đó, thời vụ thích hợp để trồng cây thanh long trong năm vào khoảng tháng 10 – 11 dương lịch. Nếu là vùng miền có mùa khô kéo dài, thiếu nguồn nước thì ta nên trồng trong tháng 5 – 6 dương lịch. 

Thiết kế trụ trồng và chọn hom giống cho thanh long:

Thông tin về việc thiết kế trụ trồng thanh long:

Hiện nay, trụ trồng thanh long bằng xi măng cốt thép đang được nhiều người khuyến khích sử dụng.

Kích thước tiêu chuẩn của các trụ, cũng như thiết kế ta có thể tham khảo dưới đây:

– Cạnh hình vuông từ 12 – 15cm, chiều cao mỗi trụ từ 1.6 đến 2m;

– Chôn trụ xuống đất với khoảng cách 40 – 50cm tùy thuộc vào đặc điểm của đất trồng. Ngoài ra chiều cao tính từ mặt đất đến đỉnh của trụ là 1.2 – 1.5m;

– Phía trên của trụ chúng ta nên thiết kế 2 – 4 thanh sắt đưa ra ngoài 20 – 25cm. Đồng thời bẻ cong 4 hướng với mục đích làm giá đỡ cho cây thanh long khi đã trưởng thành.

Những tiêu chuẩn cơ bản trong vấn đề chọn hom giống:

– Tuổi thọ trung bình của cây thanh long từ 1 đến 2 năm trở lên;

– Chiều dài của cây tốt nhất từ 50 – 70cm;

– Chúng ta nên chọn hom mập mạp, khỏe mạnh, có màu xanh đậm. Song đó, các mắt mang chùm gai phải phát triển tốt, mẩy, tăng tỉ lệ nảy mầm chồi mới.

– Hom giống ta phải lựa chọn không sâu bệnh, không khuyết tật;

– Ngoài ra, chúng ta cần đặt hom giống ở nơi thoáng mát trên nền đất. Sau đó, đợi khoảng 10 – 15 ngày hom bắt đầu ra rễ mới đem đi trồng.

Hướng dẫn cách trồng cây thanh long đạt hiệu quả cao:

Về mật độ trồng: Từ 900 – 1100 trụ cho mỗi ha. Đồng thời, cây cách cây từ 3 – 3.5m, hàng cách hàng 3 – 3.5m.

Sau khi đã có hom giống đạt chất lượng, chúng ta tiến hành xuống hom giống theo các bước sau:

– Đặt 4 hom xung quanh 4 hướng của trụ vuông. Chú ý: Đặt cao hơn mặt đất khoảng 0.5 cm để tránh được tình trạng thối gốc;

– Áp sát mặt phẳng của hom vào mặt phẳng của trụ, rồi dùng dây nilon hoặc dây vải buộc nhẹ để cố định;

– Tưới nước ngay sau khi cố định hom và dùng rơm hay cỏ khô phủ quanh để giữ ấm.

Ky thuat trong cay thanh long
Kỹ thuật trồng cây thanh long

Một số thông tin về việc chăm sóc cây thanh long đạt hiệu quả cao:

Kỹ thuật tưới bằng giải pháp tưới phun mưa cho cây thanh long:

Cây thanh long chịu hạn tốt nhưng thiếu nước cũng dẫn đến việc giảm sút về sản lượng. Do đó, nhiều người hiện nay đã áp dụng giải pháp tưới phun mưa cho thanh long. Đây là một phương pháp sử dụng máy bơm nước cột áp cao. Song đó, kèm theo ống dẫn, mũi phun để tạo ra một lượng lớn các tia nước cùng lúc. 

Hiện nay, các sản phẩm tưới đến từ thương hiệu Rivulis được sử dụng phổ biến để tưới cho cây thanh long. Nổi bật là các dòng béc tưới phun mưa như béc tưới cây S2000, đầu tưới Tornado, Rondo,… Chúng đều có đặc trưng là bền, dễ dàng sử dụng và chất lượng cao. Từ đó, đem lại hiệu quả tối đa cho cây thanh long.

Bec tuoi phun mua Rivulis
Béc tưới phun mưa Rivulis

Một số điều cơ bản về việc bón phân cho cây thanh long:

Ngoài bón lót trước khi xuống hom giống, chúng ta bắt đầu bón thúc cho cây theo từng đợt:

– Bón phân urê theo dạng hòa tan, phun lên thân cành thúc cành nhanh phát triển vào đầu năm;

– Những năm sau ta chỉ cần hòa tan urê và tưới nhẹ quanh gốc cây.

Lời kết:

Tóm lại, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long là điều cần thiết bạn nên biết. Bởi không chỉ giúp cây đạt hiệu quả tối đa mà còn mang lại giá trị kinh tế cao. Vì thế, chúng ta còn chần chờ gì mà không liên hệ ngay tại đây. Nhà Bè Agri luôn sẵn lòng tư vấn cũng như giúp bạn lựa chọn một thiết bị tưới thanh long tốt nhất.

Bài viết tham khảo thêm:

Tưới phun mưa như thế nào là hợp lý?

Đánh giá
Cảm ơn quý bà con đã tham khảo. Nhà Bè Agri cung cấp các dịch vụ Tư vấn qua điện thoại, Khảo sát, Thiết kế, Phân tích hiệu quả dự án tưới, Báo giá thiết bị, Thi công lắp đặt hệ thống tưới. Xin vui lòng liên hệ Nhà Bè Agri

Để lại một bình luận