Khoai lang là một cây hoa màu trồng cạn, thời gian sinh trưởng ngắn (3 – 5 tháng) nhưng trong quá trình sinh trưởng phát triển khoai lang đã tổng hợp được một lượng vật chất hữu cơ khá lớn. Đó là nhờ khoai lang đã sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp CO2 và NH2 tạo nên chất hữu cơ – nguyên liệu để tạo ra các bộ phận của cây khoai lang cũng như tất cả các vật chất dự trữ vào củ.

Như vậy nước đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây khoai lang. Lượng mưa thích hợp nhất đối với khoai lang từ 750 – 1000mm/năm, khoảng xấp xỉ 500mm trong cả vụ trồng.

Mặc dù độ ẩm thích hợp cho khoai lang nói chung là khoảng 70 – 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng, nhưng nhu cầu về nước đối với khoai lang qua từng thời kỳ sinh trưởng phát triển cũng có khác nhau. Nhu cầu nước của khoai lang có thể chia ra làm 3 giai đoạn.

Tham khảo kỹ thuật và chi phí lắp đặt hệ thống tưới khoai lang tự động

Giai đoạn đầu (từ trồng đến kết thúc thời kỳ phân cành kết củ): nhu cầu nước của khoai lang còn thấp nên độ ẩm đất chỉ cần đảm bảo 65 – 75% độ ẩm tối đa đồng ruộng nhưng lại là giai đoạn quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới quá trình hình thành củ, quyết định số củ trên 1 cây khoai lang. Tuy nhiên nếu độ ẩm đất quá cao (90 – 100%) thì có lợi cho quá trình mọc mầm ra rễ, song lại ảnh hưởng không tốt tới sự phân hoá hình thành củ làm giảm số lượng củ trên 1 dây khoai lang. Lượng nước cần trong giai đoạn này thấp khoảng 15 – 20% tổng lượng nước cần trong suốt thời kỳ sinh trưởng phát triển bởi vào lúc này sinh trưởng của cây khoai lang tăng chậm, nhất là bộ phận trên mặt đất. Kết hợp với giai đoạn này cây khoai lang có khả năng chịu hạn khá.

Giai đoạn thứ hai: (chủ yếu là giai đoạn thân lá phát triển): Từ sau khi kết thúc thời kỳ phân cành kết củ, số củ hữu hiệu đã ổn định, cây khoai lang bước vào thời kỳ sinh trưởng mạnh của bộ phận trên mặt đất, số lá và diện tích lá tăng, cành cấp 1, 2, 3 phát triển mạnh tạo nên một lượng sinh khối lớn – Lúc này củ cũng bước vào giai đoạn phát triển nhưng với tốc độ chậm. Để tạo nên được lượng sinh khối lớn cây khoai lang cần rất nhiều nước. Lượng nước cần tăng dần từ đầu cho đến khi thân lá đạt đến trị số tối đa. Lượng nước cần cho giai đoạn này chiếm cao nhất. Khoảng 50 – 60% tổng lượng nước cần trong suốt thời kỳ sinh trưởng. Tuy nhiên để cho luống khoai có đủ độ thoáng khí, độ ẩm đất cũng chỉ cần đảm bảo 70 – 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Đây là giai đoạn cây khoai lang cần được cung cấp đầy đủ nước. Trong sản xuất tưới vào giai đoạn này hiệu quả tăng năng suất rất rõ, nhất là trong điều kiện thời vụ nào gặp hạn thời tiết khô hanh (vụ Đông ở miền Bắc Việt Nam). Và phương pháp tưới nhỏ giọt cho cây khoai lang hiện nay đang là phương pháp tưới tối ưu mang lại hiệu quả cũng năng suất cao cho khoai lang. Mô hình tưới nhỏ giọt này đã được ứng dụng nhiều tại các tỉnh Tây Nguyên như Đăk Lak, Gia Lai…

Mô hình tưới nhỏ giọt trên 15ha khoai lang tại Đăk Lăk

Mô hình tưới nhỏ giọt trên 15ha khoai lang tại Đăk Lăk

Giai đoạn thứ ba: Sau khi thân lá đạt tới đỉnh cao nhất, giảm xuống từ từ cho đến khi thu hoạch bộ phận trên mặt đất về cơ bản hầu như ngừng sinh trưởng và giảm sút. Quá trình phát triển tập trung chủ yếu vào sự vận chuyển tích luỹ vật chất hữu cơ từ thân lá vào củ. Tốc độ lớn của củ tăng nhanh, nhất là vào thời điểm trước khi thu hoạch khoảng 1 tháng; cung cấp nước vào lúc này không có tác dụng xúc tiến sự phát triển thân lá mà chính để phục vụ quá trình vận chuyển tích luỹ vật chất đồng hoá vào củ. Do đó lượng nước cần vào giai đoạn này đã bắt đầu giảm xuống, chỉ khoảng trên dưới 20% tổng lượng nước cần trong suốt thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây khoai lang. Tuy nhiên để củ phát triển thuận lợi cũng cần đảm bảo độ ẩm đất 70 – 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Trong sản xuất thường người ta ít tưới vào giai đoạn này bởi giai đoạn này nếu độ ẩm trong đất quá cao hoặc gặp trời mưa củ khoai lang rất dễ bị thối.

Cung cấp nước cho khoai lang là một biện pháp kỹ thuật trong thâm canh tăng năng suất khoai lang. Song phải cung cấp một cách hợp lý trên cơ sở dựa vào nhu cầu nước qua từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây khoai lang kết hợp với việc xác định độ ẩm đất trên đồng ruộng. Nói một cách khác trong sản xuất cần dựa vào các thời vụ trồng cụ thể (vụ Đông Xuân, vụ Đông, và vụ Hè Thu) để có chế độ tưới cụ thể về cả lượng nước tưới, thời kỳ tưới và phương pháp tưới thích hợp.

 

Nguồn: Giáo trình cây khoai lang – Trường đại học nông lâm Thái Nguyên

Đánh giá
Cảm ơn quý bà con đã tham khảo. Nhà Bè Agri cung cấp các dịch vụ Tư vấn qua điện thoại, Khảo sát, Thiết kế, Phân tích hiệu quả dự án tưới, Báo giá thiết bị, Thi công lắp đặt hệ thống tưới. Xin vui lòng liên hệ Nhà Bè Agri

Để lại một bình luận