PHƯƠNG PHÁP TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA LƯỚI

Gần đây dưa lưới đã trở thành loại trái cây yêu thích của rất nhiều người bởi sự thanh mát và thơm ngon của nó. Nếu bạn yêu thích vị ngon của dưa lưới và đang tìm hiểu cho mình phương pháp trồng loại cây này, Nhabe Agri sẽ gửi tới bạn cách trồng và chăm bón dưa lưới trong bài viết dưới đây.

Dưa lưới khá dễ trồng và chăm sóc, cũng giống như dưa lê thì dưa lưới thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ấm áp, thích hợp với những mùa khô ráo, ít mưa. Thời điểm thích hợp nhất để trồng dưa lưới là và tháng 2 đến tháng 9 hàng năm. Nếu trồng ngoài thời gian này, cây sẽ phát triển chậm, dễ bị sâu bệnh phá hoại.

Hướng dẫn cách trồng dưa lưới một cách cụ thể nhất

Bước 1: Ngâm hạt dưa lưới Đầu tiên là bạn ngâm hạt trong nước ấm chừng 4-5 tiếng, sau đó mang hạt đi ủ 1 ngày ở khăn ẩm để hạt nứt nanh.

Bước 2: Gieo hạt Bạn gieo hạt vào bầu ươm rồi phủ một lớp đất mỏng lên trên, tưới ẩm đất để cây phát triển. Để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng mạnh hơn, bạn có thể dùng đất trộn với phân trùn quế nhé. Sau 2 ngày ươm hạt thì cây bắt đầu nảy mầm, lúc này bạn chỉ cần tưới nước vừa đủ để cây tiếp tục phát triển là được. Sau khoảng 10 ngày, cây bắt đầu ra lá thật. Lưu ý nhỏ tại thời điểm gieo hạt là bạn nên để bầu đất ở nơi mát mẻ, không tưới quá nhiều nước sẽ làm hạt bị úng. Khi cây ra lá thật bạn mang đi trồng vào thùng. Với thùng hoặc chậu trồng dưa lưới phải có lỗ thoát nước và phải được kê cao cách mặt đất ít nhất 5cm.

Bước 3: Trồng cây con Khi cây ra lá chính bạn đem trồng ra chậu. Cần chọn chậu hoặc tạo hố  sâu, nhấc nhẹ cây dưa rồi đặt vào. Đôn chặt gốc, phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh để giữ ẩm cho cây. Nên trồng cây vào buổi chiều mát, ngày tưới nước 2 lần. 1 tuần đầu bạn nên che chắn cho cây cẩn thận để cây có đủ sức khỏe phát triển. Để đảm bảo độ ẩm cho cây một cách hợp lý nhất bạn có thể sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây. Với dưa lưới do khoảng cách giữa các hố trồng hoặc chậu sẽ có một khoảng cách nhất định. Bạn có thể sử dụng loại dây tưới nhỏ giọt trải dọc theo luống với các khoảng cách nhất định: 30cm, 40cm. 50cm/lỗ. Như vậy bạn có thể đảm bảo được độ ẩm cho cây trồng mà không lo cây bị úng nước do tưới quá nhiều, Phương pháp tưới này rất phù hợp với những diện tích lớn, đảm bảo tiết kiệm nguồn nước và nhân công cho việc tưới cậy. Còn với những diện tích nhỏ hẹp như các khoảng vườn nhỏ, ban công, sân thượng trong gia đình các bạn vẫn có thể sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt bằng những đầu tưới nhỏ giọt có lưu lượng nhất định từ 2l/h, 4/hl, 8l/h. Với đầu tưới 4l/h bạn có thể dùng với bộ chia 2 để tưới được 2 gốc, với đầu tưới 8l/h bạn có thể dùng đầu chia 4 để tưới được 4 gốc.

unnamed
Chuẩn bị hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây dưa lưới trước khi xuống giống. ( Sản phẩm được cung cấp bởi nhabeagri)

Bước 4: Chăm sóc dưa lưới Đất trồng dưa lưới cần tươi xốp và được giữ ẩm. Nên bổ sung thêm phân để cây không bị còi cọc, ra quả nhiều hơn và quả ngọt hơn. Khi cây ra được khoảng 25 lá, bạn tiến hành bấm ngọn để cây tập trung dưỡng chất để nuôi hoa và quả. Khi cây bắt đầu ra được 4-5 lá, lúc này bạn cần làm giàn cho cây leo. Nên nhớ giàn phải đủ chắc và vì dưa lưới khá nặng nên bạn không nên để cây đậu quá nhiều quả, chỉ nên giữ lại 3-4 quả để cây tập trung nuôi dưỡng mà thôi.

Bước 5: Bón phân Thời điểm khi cây được 4-5 lá bạn cần bón thêm kali, đạm, phủ xơ dừa để giữ ảm và tránh xói mòn đất. Tính từ ngày cây ra quả, bạn cần tưới phân NPK hàng tuần, bón thêm đạm và kali trước khi thu hoạch15 ngày.

Bước 6: Thu hoạch dưa lưới Sau khoảng 60-80 ngày trồng thì dưa lưới bắt đầu có màu trắng ngà hoặc vàng, gân lưới xuất hiện rõ

Trên đây là một số chia sẻ, rất mong các bạn có thể tự trồng cho mình những giàn dưa lưới thật sai quả và tuyệt đối đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho mình và gia đình mình nữa. Chúc các bạn thành công.

Đánh giá
Cảm ơn quý bà con đã tham khảo. Nhà Bè Agri cung cấp các dịch vụ Tư vấn qua điện thoại, Khảo sát, Thiết kế, Phân tích hiệu quả dự án tưới, Báo giá thiết bị, Thi công lắp đặt hệ thống tưới. Xin vui lòng liên hệ Nhà Bè Agri

Để lại một bình luận