Hỏi đáp, Tin nông nghiệp, Ứng dụng mô hình tưới

Có nên đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt hay không?

Vì sao phải nên đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt?

Tưới nhỏ giọt chắc hẳn không còn xa lạ với người dân hiện nay. Đây là hình thức tưới được chứng minh là tiết kiệm nước và thời gian chăm sóc cây cho người nông dân. Hiện nay, số lượng người sử dụng hình thức tưới nhỏ giọt cho cây trồng ngày càng tăng lên vì dễ sử dụng, phù hợp với mọi địa hình mà luôn đảm bảo lượng nước được phân bố đồng đều cho cây trồng. Đã có vô số hộ gia đình thành công với mô hình này với thu nhập cao mỗi tháng. Theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, nếu áp dụng đúng quy trình, mỗi gia đình có thể nâng cao thu nhập từ 20% – 50%.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc hồ tiêu ph

Trụ tiêu là cây chống đỡ để tiêu bám vào đó trong suốt đời sống. Có 2 loại trụ tiêu là trụ sống và trụ chết. Mỗi loại trụ đều có những ưu-nhược điểm cũng như những lưu ý khi trồng khác nhau.

Các mô hình tưới nhỏ giọt thành công điển hình

Về xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai, hỏi nhà vườn của anh nông dân Nguyễn Thanh Phước thì ai cũng biết, cũng bởi anh là người đầu tiên ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn quả của gia đình. Cách đây chừng 5 năm, Đồng Nai vào đợt nắng hạn gay gắt. Nhiều hộ gia đình phải khoan giếng sâu đến 70 – 80m vẫn không đủ nước để tưới. Không chấp nhận để mất mùa, anh Phước lặn lội khắp nơi dò hỏi và vô tình biết đến công nghệ tưới nhỏ giọt. Về đến nhà, anh quyết định đầu tư ngay một hệ thống cho vườn nhà.

Khi được hỏi, anh Phước sung sướng khoe rằng, chẳng cần phải vất vả kéo vòi nước chạy khắp vườn tưới cây như trước nữa. Giờ cứ đến giờ tưới nước hay bón phân chỉ việc hòa phân vào nước rồi nhấn nút vận hành hệ thống là xong.

Nhưng niềm vui của anh Phước là sau khi áp dụng hệ thống, năng suất trái cây tăng lên rõ rệt. Lúc đó, gia đình anh có 6ha vườn trồng đủ loại cây như quýt, chôm chôm, sầu riêng, xoài… với năng suất của quýt chỉ đạt khoảng 5 tấn/400 gốc, mẫu mã trái lại không đẹp. Ấy vậy mà sau khi lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, sản lượng tăng vọt lên 10 tấn/400 gốc, trái rất đẹp nên bán được giá cao.

Đặc biệt, cây sầu riêng cho trái không bị sượng, năng suất lại ổn định (từ 10 – 15 tấn/ha) ít bị sâu bệnh, cây phát triển tốt vì đủ độ ẩm. Tiếng lành đồn cả xã. Đến nay, Hưng Lộc là lá cờ đầu của tỉnh Đồng Nai về triển khai hệ thống tưới tiết kiệm trong sản xuất, với hơn 80% số vườn cây ăn trái của dân đã phủ hệ thống tưới tiết kiệm giúp cây phát triển nhanh và cho hiệu quả cao…

Cũng với cách làm tương tự, nhưng nông dân Nguyễn Bá Thịnh ngụ ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đã cải tiến hệ thống tưới đạt được cả ba mục đích là tưới nước, bón phân và tưới thuốc bảo vệ thực vật.

Theo ông Thịnh, vườn có 3,5ha với 6.500 nọc tiêu, chi phí đầu tư cho hệ thống tưới nhỏ giọt này là 40 triệu đồng/ha. Bình quân mỗi năm sau khi trừ các khoản chi phí, đem lại lợi nhuận cho đình ông hơn 1 tỷ đồng. Mô hình tưới nhỏ giọt này hiện nay đã được ông Nguyễn Bá Thịnh phổ biến, triển khai cho một số hộ nông dân địa phương áp dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Nguyễn Trọng Nhất, nông dân ấp 2, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đã thực hiện kết hợp mô hình tưới nhỏ giọttưới phun trên vườn cam xoàn’ nhằm giúp cây phát triển tốt cho sản phẩm đạt chất lượng. Anh Nhất thuê 13.000 m2 vườn tạp tại ấp 2, xã Vị Tân để tiến hành cải tạo, sửa chữa cho phù hợp. Anh cũng tiến hành thuê công ty Nhà Bè lắp song song kết hợp cả 2 hệ thống tưới nhỏ giọttưới phun theo công nghệ ISRAEL với chi phí trên 130 triệu đồng. Hệ thống gồm bồn chứa nước, mô tơ bơm, hệ thống ống dẫn và hệ thống vòi phun.

Với khoảng cách là 3,5m x 3,5m, anh Nhất trồng được 970 gốc cam xoàn (có 300 gốc ghép và 670 gốc chiết). Hiện nay, cây đã được 13 tháng tuổi và phát triển cây tương đối tốt. Anh Nhất cho biết, nước và dinh dưỡng rất quan trọng và cần thiết trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cam xoàn. Từ đó, việc cung cấp nước và phân bón qua hệ thống tưới tiết kiệm đã mang lại rất nhiều lợi ích.

Chi phí cho việc tưới tiêu sau khi lắp hệ thống tưới giảm đi đáng kể. Với hệ thống tưới nhỏ giọt thì chỉ cần mở van là hệ thống tự động tưới cho 13.000 m2, không tốn tiền thuê nhân công và mỗi lần tưới chỉ tốn khoảng nữa ngày là xong. Nếu so sánh, tưới nhỏ giọt sẽ nhanh hơn tưới tràn, bởi khi tưới tràn thì mỗi người phải cầm 1 vòi bơm kéo dịch chuyển từ cây này sang cây khác trong khi chỉ cần vặn van là có thể cung cấp nước cho cả vườn, vì vậy, thời gian tưới ngắn hơn với tưới tràn. Để đảm bảo nước thấm sâu đạt yêu cầu thì áp dụng tưới lặp lại sau 2 giờ/1 lần, sau 1 buổi tưới nhỏ giọt thì độ ngấm nước có thể đạt 30 cm, sâu hơn cả việc cầm vòi tưới tràn.

Khi cây cam lớn, anh không sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt nữa mà chuyển sang hệ thống tưới phun. Nếu như trước đây, với phương pháp tưới nước theo kiểu truyền thống sử dụng máy bơm kết nối ống nhựa cầm tay để tưới, mất rất nhiều thời gian cho việc tưới nhất là lúc thời tiết nắng nóng. Cứ thế, trung bình 1 ngày tưới 1 lần, 2 người mất khoảng 4 giờ lao động, tiêu hao khoảng 6 kW điện năng.

Khi cây cam lớn, anh không sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt nữa mà chuyển sang hệ thống tưới phun. Nếu như trước đây, với phương pháp tưới nước theo kiểu truyền thống sử dụng máy bơm kết nối ống nhựa cầm tay để tưới, mất rất nhiều thời gian cho việc tưới nhất là lúc thời tiết nắng nóng. Cứ thế, trung bình 1 ngày tưới 1 lần, 2 người mất khoảng 4 giờ lao động, tiêu hao khoảng 6 kW điện năng.

Anh Nhất cho biết, với hình thức tưới này, vừa giúp tiết kiệm nước, vừa tiết kiệm thời gian, tiết kiệm điện và công lao động; đồng thời mang lại năng suất ổn định cho các loại cây trồng.

Đánh giá
Tóm tắt
Tên bài viết
Có nên đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt hay không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *