Trồng cà tím đạt hiệu quả kinh tế.
Cây cà tím trồng 50 ngày là có thể ra hoa đậu trái. Tuy nhiên, loại cây này cho thu hoạch kéo dài trong nhiều tháng. Vì thế thường bị nấm bệnh xâm nhập, ảnh hưởng đến năng suất của cây. Do đó, cần có những phương pháp, kỹ thuật trồng cà tìm giúp đạt hiệu quả kinh tế cao.
1.Thời vụ trồng cà tím
Cà tím có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên, nên trồng cà tím vào thời vụ Đông – xuân (tháng 9 – tháng 3 năm sau). Hoặc trồng vụ Hè – Thu (tháng 4 đến tháng 7). Kinh nghiệm của nhiều nhà vườn cho thấy: các tỉnh Nam bộ không nên trồng vào các tháng mùa mưa (tháng 5,6). Các tỉnh phía Bắc không nên trồng vào các tháng 12 và tháng 1. Vì rất dễ bị sâu đục quả gây hại vào thời gian vây cho thu hoạch
2.Gieo ươm cây giống trồng cà tím
Trồng cà tím với giống địa phương năng suất cao và chống bệnh khá: giống Thái Lan (màu tím đậm). Cần xử lý hạt giống trồng cà tím trước khi gieo bằng thuốc trừ bệnh. Ngâm nước 24-30h, vớt ra ngâm tiếp trong nước ấm 500/h (2 sôi, 3 lạnh, vừa để diệt nấm bệnh, vừa kích thích cho hạt nhanh nảy mầm). Hoặc ngâm bằng một trong các loại thuốc như Rovral, Aliete, Zineb… ủ trong vải ẩm cho nứt nhanh rồi đem gieo trên liếp ươm hoặc trong túi bầu.
Lượng giống cần trồng cho 1 ha là 50 – 60 gam (tùy độ nẩy mầm). Gieo đều và thưa, cần tưới giữ ẩm cho đất 4-5 lần, tỉa bỏ những chỗ quá dày, những cây mọc yếu. Cây con có 5-6 lá thật, cao 6-8cm, khỏe mạnh, thân mập đều là nhổ đem trồng ra ruộng.
Mục lục
3.Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà tím
Liếp trồng cà tím
Liếp trồng cà tím rộng 0,8 – 0,9 m, cao 30 – 40 cm. Tim liếp này cách tim liếp kia 1,2 m. Trồng 1 hàng, cây cách cây 50 – 60 cm (nếu đất xấu, mùa nắng), hoặc 70 – 80 cm (nếu đất tốt, mùa mưa). Vào mùa mưa nên làm mương sâu quanh ruộng, lên liếp cao để nước thoát dễ dàng sau mỗi cơn mưa. Có thể trồng xen với cây tỏi hoặc các loại rau khác họ ngắn ngày vào giữa 2 hàng cà tím.
Đất trồng cà tím
Có thể trồng cà tím trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng phải đảm bảo cà tím được tưới tiêu tốt. Đất trồng cà tím cần phải được cày bữa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, cây tàn dư trồng từ vụ trước. Nếu có điều kiện nên đảo đất và phơi ải 20-30 ngày để đất thông thoáng. Ngoài ra, giúp cây sinh trưởng tốt, hạn chế sâu bệnh cư trú trong đất. 20 ngày trước khi trồng, xử lý đất bằng vôi và tro bếp. lượng bón: 50 kg vôi, 60 kg bếp cho 1ha.
Không trồng liên tục nhiều vụ cà tím trên cùng 1 chân đất và không trồng cà tím trên đất đã trồng các cây họ cà: ớt, cà chua, thuốc lá… nên luân canh với các loại cây họ khác.
Cắm chà cho cà tím
Do cà tím cho thời gian thu hoạch dài tùy theo sự chăm sóc và độ màu mỡ của chân đất, nên cắm chà để giúp cho cây đứng vững, trái không chạm đất và dễ chăm sóc, thu hoạch.
Tỉa nhánh cho cà tím
Tỉa bỏ những nhánh gốc, lá già, cành sâu bệnh để dễ chăm sóc, tạo sự thông thoáng cho ruộng ít sâu bệnh.
4. Kỹ thuật bón phân trồng cà tím
- Lượng phân bón cho cà tím: Tùy chân đất tốt hoặc xấu lượng phân có thể tăng hoặc giảm, dưới đây là lượng phân bón trung bình cho 1 ha trồng cà tím:
- Phân chuồng: 20 – 30 tấn
- Supe lân/lân vi sinh: 300 – 500 kg
- NPK: 600 – 800 kg
- Urê: 200 kg
- Kali: 250 kg
- Bón lót cho cà tím: Bón toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân + 200 kg NPK + 50 kg Kali (nếu có dùng màng phủ nông nghiệp). Hoặc toàn bộ phân chuồng và phân lân (nếu không có màng phủ nông nghiệp).
- Bón thúc cho cà tím: Chia đều lượng phân còn lại 4 – 6 lần, nên bón vùi phân vào đất để phân không bị bốc hơi, rửa trôi.
Giữa các lần bón thúc và trong thời gian thu hoạch có thể phun thêm phân bón lá. Có thể sử dụng phân bón lá như Micracle – Gro, Yogen, Risopla II… theo nồng độ ghi trên nhãn.
5. Phương pháp tưới rải dọc luống hiệu quả trong trồng cà tím
Sau khi cấy 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo. Cần cung cấp đủ nước cho cây cà tím suốt thời gian sinh trưởng nhưng tránh để ngập úng. Tưới rãnh hoặc tưới có hệ thống tưới nhỏ giọt và có màng phủ nông nghiệp có thể 3 – 5 ngày tưới một lần, tùy mùa vụ.
Tưới rãnh là phương pháp truyền thống mà bà con trồng cà tím nào cũng biết. Do đó, chúng tôi xin được nói nhiều hơn về tưới có hệ thống tưới nhỏ giọt. Tưới nhỏ giọt là thuật ngữ không còn quá đỗi xa lạ với bà con Việt Nam. Áp dụng tưới nhỏ giọt trong tưới cà tím giúp tiết kiệm nước, nhân công, thời gian tưới.
Kết hợp sử dụng ống tưới nhỏ giọt rải dọc luống cho cà tím và màng phủ nông nghiệp sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cà tím được bảo vệ bởi màng phủ nông nghiệp giúp hạn chế cỏ dại, sâu bệnh. Trong khi đó, nước luôn được cung cấp đều và đủ. Cây phát triển đồng đều, đem lại hiệu suất cao. Dây tưới nhỏ giọt rải dọc luống kết hợp với bộ châm phân tự động giúp bón phân trực tiếp vào hệ thống rễ cây. Với cách này, việc tưới và bón phân cho cà tím trở nên dễ dàng và ít tốn thời gian hơn.
Tham khảo thêm: Tính toán hệ thống tưới cà tím
6. Phòng trừ sâu bệnh khi trồng cà tím
Một số sâu bệnh hại chính khi trồng cà tím:
- Sâu đất, tuyến trùng: Xử lý đất trước khi trồng bằng Basudin 10H lên hốc gieo, hoặc sau khi cấy rãi quanh gốc.
- Sâu xanh: Sử dụng Karate,… phun khi sâu tuổi còn nhỏ, kết hợp diệt sâu và trứng bằng
- Nhóm chích hút: Bọ trĩ, rầy xanh, nhện: Actara, … theo nồng độ khuyến cáo
- Sâu vẽ bùa: Ofunack, Triggard, SK99, Dragon, Pyrinex vào lúc sáng sớm.
- Bệnh chết cây: Coc 85, Topsin, Polygam, Vanicide, Hexin, Luster tưới gốc khi ruộng vừa chớm bệnh, kết hợp nhổ bỏ cây bệnh đem đốt.
- Bệnh phấn trắng trên trái: Polygam, Kumulus, Dithane – M45, Derosal, Topsin, Sulox, Thio-M, Dipomate phun sớm khi cây vừa mới nhiễm bệnh, có thể phun phòng khi thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển như mưa dầm, sương mù, mưa nắng xen kẽ, kết hợp với tỉa bỏ trái bệnh. Đồng thời tỉa bớt nhánh, lá già, thoát nước, cắm chà, giăng dây để giảm ẩm độ trong ruộng.
Chú ý, sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng” và có thời gian cách ly an toàn.
7.Thu hoạch cây cà tím
Từ 50 – 60 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Cứ 3-4 ngày thu 1 lần. Kết hợp ngắt bỏ các quả bị sâu đục.
Nguồn: Tổng hợp