Kỹ thuật trồng ớt chuông trên giá thể sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt là giải pháp hiện đại giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và tiết kiệm tài nguyên. Phương pháp này không chỉ tối ưu hóa môi trường sinh trưởng của cây mà còn hạn chế sâu bệnh và tác động của thời tiết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng ớt chuông trên giá thể, từ nhà kính, giống, hệ thống tưới, phân bón và thu hoạch.

Ky thuat trong ot chuong1. Nhà kính

Nhà kính trồng phải đảm bảo một số các yếu tố sau: độ cao từ đất đến máng xối > 3.0m, có khả năng chịu lực tốt, đủ ánh sáng, thông thoáng.

2. Chuẩn bị giống

Ớt chuông có 3 màu chính là xanh, đỏ, vàng.  Lượng giống cần cho 1ha.: 250 gram hạt giống ( hoặc 25.000 hạt giống). Các tiêu chuẩn lựa chọn giống xuất vườn:

Giống

Độ tuổi(ngày)

Chiều cao cây(cm)

Đường kính cổ rễ(mm)

Số lá thật

Tình trạng

Ớt ngọt

30 – 45

12 – 15

2.5 – 3.5

4 – 6

Cây khoẻ mạnh, cân đối, không dị hình, rễ chớm đáy bầu, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh

3. Chuẩn bị giá thể trồng 

Xơ dừa là loại giá thể nên được sử dụng để trồng ớt chuông trong nhà kính. Chuẩn bị các  túi poly màu đen có kích thước 40x30cm để trồng cây. Khoảng cách giữa hai hàng túi là 120 – 140cm và khoảng cách túi trong hàng là 40cm. Mỗi túi trồng 2 cây.

Kiểm tra EC nước thoát ra từ giá thể. Nếu EC < 0.5 là đạt yêu cầu, nếu EC > 0.5 thì cần tiếp tục rửa + bổ sung Ca(NO3)2 ( 0.75kg/m3 giá thể). Rửa đến khi EC < 0.5.

Tưới đệm trước khi trồng khoảng 24h, phân tưới đệm gồm đầy đủ các thành phần phân bón với EC 1 – 1.2. Đảm bảo độ ẩm giá thể trước khi trồng đạt 70 – 75%.

4. Trồng cây

Sau khi chuẩn bị xong giá thể, trước khi trồng 1 ngày nên phun thuốc Ridomin Gold 68WG và thuốc trừ sâu để ngăn ngừa côn trùng bám vào khi di chuyển từ vườn ươm sang nơi trồng. 

Lượng cây giống: 25.000 cây/ha( mật độ 2.5 cây/m2). Cây cách cây 30cm, hàng cách hàng 1.0 – 1.2 m.

Nhấc cây con khỏi khay ươm rồi trồng vào trong bầu xơ dừa sao cho giá thể xơ dừa phải được kín bầu cây giống. Việc trồng cây phải làm triệt để trong vòng 1 – 2 ngày để bảo cây con khoẻ, tỷ lệ sống của cây cao, cây đồng đều về kích thước. Tiến hành kiểm tra và trồng dặm ngay sau 1 tuần trồng để đảm bảo độ đồng đều của cây trong vườn.

5. Chế độ phân bón

Phan bon hoa tan HaifaLưu ý quan trọng: Khi kết hợp bón phân qua hệ thống tưới, bà con chọn sử dụng các loại Phân bón hòa tan chuyên sử dụng cho hệ thống tưới.

Ở mỗi giai đoạn, cây ớt chuông có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Các bảng dưới đây cung cấp các thông tin về nhu cầu dinh dưỡng của ớt chuông từ khi trồng đến khi ra trái và lượng phân bón để bà con có cơ sở cơ bản để thực hiện và điều chỉnh. 

Bảng 1: Nhu cầu dinh dưỡng cho ớt chuông trên giá thể

Giai đoạn

mg/l hoặc ppm

EC

N

P2O5

K2O

Ca

Mg

S

Từ khi trồng đến khi ra trái

2.0

165

100

285

130

35

30

Từ khi ra trái đầu tiên

2.3

200

85

300

150

40

30

Từ khi trái đầu tiên trưởng thành

2.5

220

100

310

170

45

30

 

Bảng 2: Lượng phân bón và cách bón

Loại phân bón

Giai đoạn cây

Liều lương bón

EC

pH

Cách bón

NPK 20.20.20

0 – 14 ngày sau trồng

150g/1000m2/ngày

1.5

5.7 – 6.2

Hoà với 1.500 – 2.000 lít nước. Tưới nhỏ giọt vào gốc cây, ngày 4 – 5 lần( tuỳ theo thời tiết để tăng giảm lượng nước).

NPK 17.9.27

15 – 25 ngày sau trồng

200g/1000m2/ngày

1.8 – 2.3

5.7 – 6.2

Hoà với 2.500 – 3.000 lít nước. Tưới nhỏ giọt vào gốc cây, ngày 6 – 7 lần( tuỳ theo thời tiết để tăng giảm lượng nước).

NPK 17.9.27

35 – 45 ngày sau trồng

250g/1000m2/ngày

2.3 – 2.5

5.7 – 6.2

Hoà với 3.500 – 4.500 lít nước. Tưới nhỏ giọt vào gốc cây, ngày 7 – 8 lần( tuỳ theo thời tiết để tăng giảm lượng nước).

NPK 17.9.27

Từ ngày 90 đến cuối vụ

180g/1000m2/ngày

2.0 – 2.3

5.7 – 6.2

Hoà với 3.500 – 4.500 lít nước. Tưới nhỏ giọt vào gốc cây, ngày 7 – 8 lần( tuỳ theo thời tiết để tăng giảm lượng nước).

MgSO4

Tất cả các giai đoạn

Bằng với lượng NPK

   

Hoà cùng với phân NPK

Có thể sử dụng các loại phân bón khách hoặc phối trộn các loại phân đơn khách đảm bảo tỉ lệ NPK 1.1.1 trong các giai đoạn cây con ( 0 – 14 ngày sau trồng) và tỷ lệ NPK 2.1.3 ở các giai đoạn còn lại. 

Cần bổ sung thêm Ca, Bo, và vi lượng( Fe, Zn, Cu, Mn,…) cho cây theo tình hình phát triển của cây trồng.

* Chăm sóc:

Khi lắp đặt hệ thống dây treo, cần đảm bảo kết cấu nhà kính có khả năng chịu được sức nặng của toàn bộ cây trồng trên hệ thống dây treo. Đối với dây cuốn vào thân cây, sử dụng dây cotton dày để đỡ được trọng lượng cả cây và đảm bảo không làm tổn thương thân cây. 

Căng dây đỡ cây: Sau khi trồng khoảng 3 tuần, cây đã bén rễ và phát triển tốt tiến hành căng dây đỡ cây. Dùng đầu của luống sau đó căng dây kẽm dọc hai bên luống và sát với hàng ớt. Căng hai dây kẽm tương tự ở phía trên của luống và ở độ cao 1.0 – 2.5m tuỳ theo độ cao của nhà.

Nuôi dưỡng cây, tỉa thưa hoa, quả: Cây ớt ngọt hình thành thân khoảng 3 – 4 tuần sau trồng. Thông thường để 2 hoặc 3 thân chính trên một cây. Thân chính được lựa chọn nuôi dưỡng phải cứng cáp, khoẻ mạnh làm cơ sở cho cây sau này sinh trưởng tốt.

Tỉa chồi và duy trì lá: tần số tỉa chồi, quả: 5 – 7 ngày/lần. Nên tỉa chồi có chiều dài từ 2 – 5cm. Loại bỏ xác hoa và lá ở phía dưới. Xác hoa dính vào phía dưới đáy quả là nơi trú ngụ của bọ trĩ. Vì vậy cần loại bỏ xác hoa ngay sau khi quả được hình thành.

6. Hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây ớt chuông

tuoi-tu-dong-hieu-qua-cho-rau-hoa-trong-trong-chau-voi-dau-tuoi-nho-giot-rivulis
Tưới tự động hiệu quả cho rau hoa trồng trong chậu với đầu tưới nhỏ giọt Rivulis

Hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây ớt chuông trồng trên giá thể thường sử dụng hệ thống que ghim nhỏ giọt. Hệ thống bao gồm:

7. Phòng trừ sâu bệnh hại

Trên cây ớt chuông có một số loại sâu, bệnh hại chính cần phòng trừ như:

Sâu hại: sâu xanh ăn lá, bọ trĩ, nhện đỏ,…

Bệnh hại: bệnh héo rũ cây con, bệnh thán thư, bệnh héo xanh vi khuẩn,…

Ưu tiên áp dụng các biện pháp từ vật lý  đến sinh học để xử lí bệnh hại. Đối với biện pháp hoá học, sử dụng thuốc phải đúng thuốc, đúng nồng độ/liều lượng, đúng lúc và đúng cách. Một số biện pháp xử lí:

  • Vệ sinh trong và ngoài nhà lưới, nhà màng. Xử lí giá thể sau mỗi vụ trồng.
  • Dùng biện pháp thủ công: ngắt ổ trứng, bắt diệt sâu non khi mật độ sâu thấp.
  • Sử dụng các loại bẫy bả côn trùng để xua đuổi, bắt các con trưởng thành quanh khu vực sản xuất.
  • Thường xuyên kiểm tra cây trồng để phát hiện sớm sâu bệnh hại thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn. 

8. Thu hoạch

Sau khoảng 90 ngày có thể cho thu hoạch đợt quả đầu tiên. Khi đạt kích thước tối đa, màu sắc chuyển từ màu xanh sang vàng/đỏ được ⅔ quả là có thể thu hoạch. Ớt cho thu hoạch liên tục 5 – 6 tháng. Khi thu hoạch cần cẩn thận tránh để trầy xước làm giảm giá trị của quả.

Đánh giá
Cảm ơn quý bà con đã tham khảo. Nhà Bè Agri cung cấp các dịch vụ Tư vấn qua điện thoại, Khảo sát, Thiết kế, Phân tích hiệu quả dự án tưới, Báo giá thiết bị, Thi công lắp đặt hệ thống tưới. Xin vui lòng liên hệ Nhà Bè Agri

Để lại một bình luận