TP Hồ Chí Minh
Miền Nam & Tây Nguyên
Mục lục
Với cây cà phê, tùy mô hình trồng, loại cà phê, quy cách trồng, điều kiện thổ nhưỡng, điều kiện nguồn nước, khí hậu… chúng ta có thể cân nhắc lựa chọn một trong ba kỹ thuật tưới dưới đây:
Mỗ kỹ thuật, giải pháp tưới cà phê mang lại những ư, nhược điểm khác nhau. Vậy hãy cùng Nhà Bè Agri tổng hợp, phân tích và lựa chọn phải pháp phù hợp nhất.
Xác định nhu cầu nước tưới cho cây cà phê là yếu tố tối quan trọng, từ đó có thể giúp bà con xác định được Giải pháp kỹ thuật tưới cà phê, chọn loại béc tưới cà phê, hay ống nhỏ giọt tưới cà phê, thời gian và chu kỳ tưới.
Nhu cầu nước cho cây cà phê thay đổi tùy thuộc vào một số yếu tố, bao gồm giai đoạn sinh trưởng, khí hậu và loại đất.
Dưới đây là bảng xác định lưu lượng nhu cầu nước tưới cho cây cà phê.
Các nghiên cứu mới đây của Viện Khoa học kỹ thuật nông- lâm nghiệp Tây Nguyên hợp tác với trường Đại học Leuven (Bỉ) cho thấy, có thể tưới nước tiết kiệm hơn mà vẫn bảo đảm năng suất, thậm chí còn đạt cao hơn.
Kết quả mới nhất về xác định lượng nước tưới cho cà phê vối trồng trên đất bazan cho thấy lượng nước tưới hợp lý nhất có thể đảm bảo sinh trưởng cà phê vối (trồng cây giống ghép) vào thời kỳ kiến thiết cơ bản và kinh doanh là:
Năm 1 (trồng mới) : 120lít/gốc, chu kỳ 22 ngày 1 lần.
Năm 2 KTCB: 240 lít/gốc, 22-24 ngày /lần.
Năm 3 (thu bói 2,5 tấn nhân/ha): 320 lít/gốc, 22-24 ngày/lần.
Thời kỳ kinh doanh 450-500 lít/gốc, 25-30 ngày/lần, riêng đợt đầu tưới nhiều hơn: 600 lít/gốc.
Một thí nghiệm tưới khác thực hiện trên cà phê vối kinh doanh trồng cây thực sinh trồng trong điều kiện có đai rừng chắn gió tốt, cà phê có năng suất bình quân 3,5- 4 tấn nhân/ha. Kết quả cho thấy lượng nước từ 390 – 520 lít/gốc với chu kỳ 25-27 ngày/lần tuỳ theo ẩm độ đất đã có thể đảm bảo sự ra hoa, đậu quả của cây cà phê và không làm giảm năng suất một cách có ý nghĩa so với các lượng nước cao hơn.
Nước tưới mang ý nghĩa quyết định đến sinh trưởng và năng suất cà phê. Tưới nước có tác dụng duy trì sinh trưởng của cây cà phê, đồng thời là điều kiện để cây ra hoa. Sau một thời kỳ khô hạn để phân hoá mầm hoa, cây được tưới nước đủ sẽ ra hoa rất tập trung. Giai đoạn nở hoa cây cần một lượng nước lớn hơn nhiều so với các giai đoạn khác vì lúc này quá trình hô hấp xảy rarất mạnh. Ở giai đoạn này nếu thiếu nước kèm nhiệt độ không khí cao, ẩm độ không khí thấp, hoa cà phê chè phát triển bất bình thường thành hoa sao,không thụ phấn được. Cũng có khi hoa đã nhú mỏ sẻ nhưng bị thiếu nước sẽ chuyển thành hoa chanh màu tím nhạt rồi khô rụng. Thiếu nước trầm trọng trong giai đoạn này có thể đưa các cành mang hoa khô, chết cành.
Theo các nhà khoa học, do đặc điểm sinh học của cây cà phê, phần lớn lượng rễ tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt, chỉ sâu vào lòng đất từ 0 đến 30 cm, độ trùm của rễ biến động từ 0 đến 50 cm, nên có nhu cầu nước cao, chi phí tưới nước cho cà phê khá tốn kém, chiếm từ 25 đến 30% tổng chi phí.
Hàng năm, ở khu vực Tây Nguyên, cứ đến mùa khô là các hệ thống dự trữ nước của các địa phương đều khô cạn, mạch nước ngầm ngày càng cạn kiệt. Mặc dù biện pháp tưới nước có tính quyết định đến năng suất, nhưng hầu hết bà con nông dân trồng cà phê ở khu vực Tây Nguyên chỉ tưới nước theo kinh nghiệm, với hai hình thức tưới: tưới phun mưa bằng súng tưới hoặc tưới dí. Cả hai phương pháp này đều sử dụng một lượng nước tưới rất cao, vượt từ 300 đến 400 lít nước cho một gốc/lần tưới so với yêu cầu của cây cà phê.
Điều này, không những gây lãng phí nước, nguồn tài nguyên quý của Tây Nguyên mà còn làm suy giảm độ phì nhiêu của đất do nhiều chất dinh dưỡng trong đất bị mang đi theo cùng với lượng nước dư thừa thấm xuống các tầng đất sâu hơn phạm vi hoạt động bộ rễ của cây cà phê.
Để đạt hiệu suất sử dụng nước cao hơn, bà con nên tham khảo thêm phương pháp tưới nhỏ giọt, hoặc phương pháp tưới gốc cho cây cà phê.
Hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây cà phê được áp dụng rất phổ biến cho cà phê Arabica (khoảng cách giữa các gốc sát nhau) hoặc cà phê đa thân.
Theo đó, mỗi hàng cà phê được rải một hàng ống nhỏ giọt. Ống tưới nhỏ giọt bù áp Azud Geniun thường được áp dụng.
Tưới phun mưa dưới gốc là kỹ thuật tưới khá hiệu quả đối với cây cà phê, đặc biệt là ở những vùng có nguồn nước hạn chế. Không giống như tưới bề mặt hoặc tưới trên cao truyền thống, hệ thống tưới gốc đặt các béc tưới ngay dưới tán cây, thường là mỗi cây một béc tưới.
Phương pháp tưới súng cho cây cà phê, thực ra là phương pháp được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay.
Theo phương pháp này, bà con gắn súng tưới cà phê có lưu lượng, bán kính lớn trên cọc gắn súng tưới. Mỗi súng quét được diện tích 2-3 sào mỗi lần tưới. Tưới hết khu này, súng sẽ được di chuyển tới khu khác.
Phương pháp này có chi phí đầu tư thấp, tuy nhiên chi phí nhân công di dời béc tưới lại khá cao.
Ngoài ra, phương pháp này cũng tốn nhiều nước, tỉ lệ nước thấm xuống đất không cao (tỉ lệ hao hụt nước khá lớn do nước bị gió tạt, bay hơi, và đọng trên lá).
Súng tưới cây Sky41, súng tưới cây Sky41 pro là 2 dòng súng tưới cà phê phổ biến nhất hiện nay.
Súng tưới phun mưa
Súng tưới phun mưa
Súng tưới phun mưa
Súng tưới phun mưa
Súng tưới phun mưa
Cọc gắn súng tưới Ducar
DANH SÁCH ĐIỂM BÁN
GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
TP Hồ Chí Minh
Miền Nam & Tây Nguyên
TP Hồ Chí Minh
Miền Nam & Tây Nguyên