Công thức tính toán tuấn suất tưới

Sử dụng công thức này để tính khoảng thời gian nghỉ tối đa giữa các lần tưới. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào chất đất, chiều sâu của rễ và mức sử dụng nước của cây trồng

Thông số 1: Khả năng giữ nước trong đất (Soil’s Available Water Holding Capacity) (%, hệ số, m/m)

Còn được gọi là nước có sẵn (AW – Available water), lượng nước được giữ lại trong đất giúp rễ cây có thể dễ dàng hấp thụ. Đó là lượng nước giữa khả năng giữ nước trong đất (fiel capacity)điểm héo vĩnh viễn (permanet wilting point). Thường được đo bằng %, mm / mm hoặc m / m.

Thông số 2: Chiều sâu của rễ (cm, m)

Vùng rễ được hiểu là độ sâu của rễ cây. Vùng rễ hay độ sâu của rễ thường được định nghĩa ở một độ sâu nơi tập trung 80% lượng rễ của cây trồng, thường được biểu thị bằng đơn vị cm, m.

Thông số 3: Độ suy giảm lượng nước cho phép (Management Allowable Depletion)

Độ suy giảm lượng nước cho phép còn được gọi là độ cạn kiệt tối đa cho phép, độ thiếu hụt tối đa cho phép. Lượng nước có sẵn trong vùng rễ (plant available water) được phép sử dụng cây trước khi có một đợt tưới tiếp theo. Thường được thể hiện bằng % của lượng nước khả dụng (available water capacity). [%, thập phân]

Thông số 4: Nhu cầu nước tưới (mm/ngày)

Kết quả trả về: Tần suất tưới thực tế (ngày, giờ), được hiểu là sau mầy ngày, mấy giờ thì cần tưới lại một lần

Khả năng giữ nước của đất:
Độ sâu của rễ:
Độ suy giảm lượng nước cho phép (%, phân số <1):
Nhu cầu nước tưới:
Tần suất tưới:
Đánh giá
Cảm ơn quý bà con đã tham khảo. Nhà Bè Agri cung cấp các dịch vụ Tư vấn qua điện thoại, Khảo sát, Thiết kế, Phân tích hiệu quả dự án tưới, Báo giá thiết bị, Thi công lắp đặt hệ thống tưới. Xin vui lòng liên hệ Nhà Bè Agri

Để lại một bình luận