Bạn có biết ngoài làm gia vị hàng ngày và góp phần tăng hương vị trong mỗi bữa ăn. Tỏi còn có tác dụng điều trị một số loại bệnh rất hiệu quả. Vậy nên việc hiện nay mọi người tự trồng tỏi tại nhà để tiện sử dụng không phải là hiếm. Tuy nhiên liệu bạn có biết bí quyết về kỹ thuật chăm sóc cây tỏi như thế nào cho hiệu quả chưa? Nếu bạn chưa tìm được cho mình câu trả lời thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Bí quyết về kỹ thuật chăm sóc cây tỏi hiệu quả
Để có được một cây tỏi mạnh khỏe mang đến nhiều lợi ích. Thì bạn cần phải chăm chút chúng để chúng được phát triển tốt nhất. Dưới đây là các kỹ thuật chăm sóc cây tỏi mà bạn có thể tham khảo.
Sau khi trồng phải giặm, tỉa cho tỏi
Mục đích của việc này là nhằm đảm bảo khoảng cách và mật độ cho ruộng tỏi. Đồng thời, tập trung dinh dưỡng cho những cây còn lại. Sau khi bạn trồng tỏi từ 5 đến 7 ngày thì bạn cần phải kiểm tra để giặm các cây bị chết bằng củ cây con. Việc này phải được thực thi sớm để tỏi có thể mọc đồng đều.
Tiếp theo là làm cỏ và xới đất lên
Việc làm cỏ sẽ hạn chế sự xuất hiện của cỏ dại. Bởi chúng sẽ tranh chấp ánh sáng, nước và dinh dưỡng với tỏi. Đồng thời, chúng còn có thể phát tán nhiều loại sâu bệnh hại cho tỏi. Với công việc này thì bạn chỉ cần nhổ sạch cỏ dại mọc xung quanh gốc và luống tỏi.
Bên cạnh đó, việc xới đất cũng rất quan trọng. Bởi chúng sẽ khiến cho lớp đất được tơi xốp và thoáng đãng hơn. Đồng thời còn giúp cây phát triển phát triển nhanh, khỏe hơn.Với công việc này thì bạn cần xới phối hợp bón thúc và làm vào những ngày không có mưa. Bạn cũng cần xới nhẹ quanh mép đẻ không ảnh hưởng đến rễ tỏi. Và có thể được xới từ 3 đến 4 lần dựa theo từng giống cụ thể.
Sau khi làm cỏ và xới đất thì tưới và tiêu nước cho tỏi
Bạn nên dựa vào nhu cầu nước của cây và các dấu hiệu để có thể tưới nước cho phù hợp. Cần lưu ý rằng mỗi giai đoạn sinh trưởng của tỏi đều đòi hỏi một giới hạn độ ẩm nhất định. Khi điều kiện tự nhiên không bảo đảm thì ta cần phải bổ sung ngay lập tức.
Bên cạnh việc tưới thì tiêu nước cũng rất quan trọng. Bởi cây tỏi là cây chịu lượng nước kém. Nên khi nào trời mưa thì phải tiêu để thoát nước. Vì sau các đợt mưa, độ ẩm trong đất rất cao. Vậy nên cần tiêu thoát nước nhanh cho tỏi vì cây tỏi rất sợ ngập úng. Làm thiếu không khí và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tỏi.
Cuối cùng là bón phân cho cây tỏi
Việc cuối cùng trong kỹ thuật chăm sóc cây tỏi là bón phân. Bởi tỏi là loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn với tốc độ nhanh. Do đó chúng cần phải được cung ứng đầy đủ dưỡng chất trong suốt chu kỳ sống. Bạn cần lưu ý loại phân bón cho tỏi phải là loại đã qua chế biến như phân hữu cơ hoai mục hoặc một số loại phân tổng hợp NPK, phân vi sinh,… Không được dùng các loại phân tươi để bón cho cây.
Cách giúp bạn phòng tránh bệnh cho tỏi
Bên cạnh việc chăm chút các kỹ thuật chăm sóc cây tỏi. Thì việc phòng tránh bệnh cho tỏi cũng rất quan trọng. Việc này sẽ giúp tỏi phát triển một cách tốt nhất. Và tránh mắc phải các bệnh để rồi có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Dưới đây là một vài loại bệnh thường xuất hiện ở tỏi và cách phòng tránh chúng.
– Bệnh sương mai : Đây là loại bệnh hay xuất hiện ở tỏi vào khoảng cuối tháng 11 khi môi trường có nhiệt độ thấp với độ ẩm cao. Vậy nên, vào những ngày này bạn phải tưới nước lã để rửa lá cho tỏi. Bên cạnh đó, còn phải còn phải phun thuốc đặc trị phòng tránh loại bệnh này.
– Bệnh thanh đen: Đây là bệnh thường xuất hiện trên củ tỏi vào lúc sắp thu hoạch. Và biểu hiện của bệnh các chấm đen. Để phòng bệnh này người ta phun một loại dung dịch đặc trị là Zineb 2-4%. Còn nếu để quá trễ, tỏi bị nhiễm bệnh thì phải loại bỏ ngay.
Xem thêm bài viết: Lợi ích máy phun sương tưới hoa tươi là gì?
Bạn vừa tham khảo bài chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc cây tỏi hiệu quả. Hy vọng với những thông tin từ bài viết trên sẽ giúp ích được cho bạn. Và nếu bạn còn thắc mắc hay cần được tư vấn về vấn đề chăm sóc cây trồng hoặc các hệ thống hỗ trợ chăm sóc cây trồng. Hãy truy cập ngay https://nhabeagri.com/ để được hỗ trợ tốt nhất nhé.