Các loài sâu hại trên cây bắp thường gặp

Sau hai tren cay bap
Sâu hại trên cây bắp

Cây bắp (ngô), chiếm diện tích khá lớn ở nước ta và cũng là một trong các loại cây lương chính mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Tuy nhiên, để cây bắp cho năng suất cao thì đòi hỏi người trồng phải nắm rõ kỹ thuật trồng và các biện pháp quản lý sâu bệnh hại trên cây bắp. Vậy các loài sâu hại trên cây bắp thường gặp là những loài nào? Và biện pháp quản lý chúng ra sao. Cùng Nhà Bè Agri tìm hiểu kỹ qua bài viết bên dưới nhé.

1. Sâu đục thân – một trong các loài sâu hại trên cây bắp

Sau duc than - sau hai tren cay bap
Sâu đục thân – một trong các loài sâu hại trên cây bắp

Sâu đục thân hại ngô (bắp) có tên khoa học là Ostrinia nubilalis hay Ostrinia furnacalis, còn được biết tới với tên gọi là sâu đục thân châu Á. Vòng đời trung bình 35 – 40 ngày bao gồm 4 pha phát dục: trứng, sâu non (ấu trùng), nhộng, bướm.

1.1. Triệu chứng gây hại của sâu đục thân – một trong các loài sâu hại trên cây bắp

Triệu chứng gây hại của sâu đục thân bắp (Ostrinia furnacalis) thay đổi và phụ thuộc vào tuổi của sâu và giai đoạn sinh trưởng của cây.

  • Sâu tuổi 1 – tuổi 3 thường gặm ăn thịt lá nõn nên khi lá nõn vươn xoè ra thì thấy có dãy lỗ ngang trên lá, nếu như sâu nở vào lúc nhú cờ thì sâu có thể ăn bao cờ, đục vào cuống cờ làm bông cờ bị gãy gục, không tung phấn được. 
  • Sâu từ tuổi 2 trở đi mới đục phá vào thân, bắp non. Khi cây còn nhỏ bị sâu đục thân sẽ bị gãy gục khi gặp gió, không ra được bắp hay cây kém phát triển. Khi cây ngô đã lớn sâu đục đến đâu là thải phân đến đó và đôi khi còn thấy phân đùn ra ngoài qua lỗ đục, cây ngô bị hại lúc này thường không bị chết nhưng nếu gặp gió to sẽ bị gãy, khi cây ngô bắt đầu có bắp non sâu sẽ đục vào trong bắp theo chiều từ cuống đến thân bắp để ăn lõi và hạt, cho nên nếu gặp mưa bắp sẽ bị thối và bị các bệnh về nấm.

1.2. Điều kiện phát sinh sâu đục thân – một trong các loài sâu hại trên cây bắp

Sâu đục thân ngô ưa thích nhiệt độ tương đối cao, khoảng 25 – 30 độ C, ẩm độ trên 80 %. Sâu thường phá hại khi cây ngô đã lớn, từ khi có loa kèn, nhất là từ khi trổ cờ trở đi.

2. Sâu cuốn lá – một trong các loài sâu hại trên cây bắp

2.1. Triệu chứng gây hại – một trong các loài sâu hại trên cây bắp

  • Ban ngày sâu non ẩn nấp trong lá nõn, ban đêm bò ra cắn phá. Khi còn nhỏ sâu ăn khuyết lá, khi lớn sâu có thể ăn trụi cả lá chỉ để lại gân chính, khi cây ngô trổ cờ phun râu, sâu gây hại cờ và râu ngô.
  • Sâu thường gây hại nhiều vụ ngô đông xuân.

2.2. Điều kiện phát sinh – một trong các loài sâu hại trên cây bắp

Sâu cuốn lá là một trong những loại sâu hại thường gặp trên các loại cây lương. Với cây bắp, sâu cuốn lá nhỏ ưa thích điều kiện thời tiết mát, ẩm, nhiệt độ từ 25-29°C và độ ẩm trên 80%. Mưa nắng xen kẽ cũng là điều kiện thuận lợi để sâu phát triển, đặc biệt là giai đoạn sâu non.

3. Rệp hại bắp – một trong các loài sâu hại trên cây bắp

3.1. Triệu chứng gây hại

Đối với cây bắp, rệp bắp (Aphis maydis) là một trong những loại sâu hại quan trọng. Rệp hút nhựa ở trên nõn ngô, bẹ lá, bông cờ, lá bi, làm cho cây bắp mất hết dinh dưỡng, trở nên gầy yếu, bắp bé đi, chất lượng hạt xấu kém. 

Bắp bị hại lúc còn non có thể không ra bắp được. Rệp phá hại làm giảm năng suất và phẩm chất ngô rõ rệt. Ngoài gây hại trực tiếp rệp bắp  còn được coi là một loài môi giới truyền bệnh virus gây bệnh khảm lá và bệnh đốm lá trên bắp

3.2. Điều kiện phát sinh

Rệp phát triển nhanh và gây bệnh mạnh khi nguồn thức ăn đầy đủ, nhất là các ruộng ngô gieo dày, độ ẩm không khí trong ruộng cao hoặc ruộng bắp bị hạn.

Biện pháp quản lý sâu hại trên cây bắp

Để phòng trừ sâu hại trên cây bắp, bà con cần phối hợp các biện pháp sau:

  • Không nên gieo trồng bắp (hoặc kê, cao lương…và một số loại cây là ký chủ phụ khác của sâu) liên tục năm này qua năm khác, nên luân canh với cây lúa nước hoặc trồng ngô xen đậu tương (đậu nành) có thể phát huy tác dụng của thiên địch.
  • Xử lý hạt giống trước khi trồng để ngăn ngừa sâu bệnh.
  • Bón phân đầy đủ và cân đối N, P, K, thu gom thân ngô bị hại nặng tiêu hủy để diệt nhộng.
  • Xử lý đất bằng cách ngâm hoặc phơi ải. Cày bừa đất kỹ, dọn sạch tàn dư cây trồng trước khi gieo trồng để diệt trứng, sâu và nhộng.
  • Chăm sóc cây khỏe để tăng sức chống chịu bệnh của cây. Sau thu hoạch dọn sạch tàn dư cây bệnh đem tiêu hủy.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Cảm ơn quý bà con đã tham khảo. Nhà Bè Agri cung cấp các dịch vụ Tư vấn qua điện thoại, Khảo sát, Thiết kế, Phân tích hiệu quả dự án tưới, Báo giá thiết bị, Thi công lắp đặt hệ thống tưới. Xin vui lòng liên hệ Nhà Bè Agri

Để lại một bình luận