Chi phí lắp đặt hệ thống tưới mì tự động

Rất nhiều ví dụ thực tế về sự thành công khi áp dụng hình thức tưới tự động cho cây mì. Thực tế ở những vùng trồng nhiều mì như ở Tây Ninh, bà con mình cũng đã áp dụng hình thức tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa hay tưới bằng súng tưới cây bán kính lớn từ hàng chục năm trước.

Tuy nhiên, khi chúng tôi tìm kiếm google từ khóa “Chi phí lắp đặt hệ thống tưới mì tụ động” thì chưa có một bài phân tích nào đưa ra được chi phí lắp đặt hệ thống tưới mì một cách tổng quát để bà con cùng tham khảo.

Do đó, Nhà Bè Agri quyết định phân tích một dự án tưới mì giản đơn để có thể bóc tách khối lượng vật tư cùng với chi phí (ở mức độ tham khảo) để bà con cùng nắm rõ.

Dưới đây là một vài nội dung liên quan, Nhà Bè Agri hy vọng sẽ phù hợp với nhu cầu tìm hiểu từ quý bà con.

Lưu ý quan trọng: Các vật tư như hệ thống đường ống chính, ống nhánh, phụ kiện, lọc, bơm… có thể sử dụng được nhiều năm. Ống nhỏ giọt có thể sử dụng 1-2 vụ. Do đó bà con đầu tư một lần, có thể sử dụng nhiều năm, và có thể chỉ bổ sung thay thế thêm vật tư cho các năm tiếp theo.

1. Giả thuyết cho dự án tưới mì (sắn)

  • Chiều dài 100m, chiều rộng 100m. Tổng diện tích là 1 héc ta
  • Nếu trồng hàng đơn: khoảng cách hàng là 0.8m
  • Nếu trồng hàng đôi: khoảng cách hàng là 1.5m
  • Nguồn nước tại chỗ
  • Bơm đặt ở góc vườn
  • Công suất bơm tưới mỗi lần 20-25m3/giờ

2. Gợi ý chọn vật tư tưới mì

  • Ống nhỏ giọt dày 0.20mm, khoảng cách lỗ 20cm, lưu lượng 1.4 lít/giờ. Đặc thù diện tích trồng mì thường khá lớn, nên mỗi hàng ống có thể kéo dài hàng trăm mét, do đó cần ống dày dặn chắc chắn. Bên cạnh đó bà con nên chọn lưu lượng nước nhỏ để đảm bảo mỗi lần tưới được diện tích lớn hơn cũng như phù hợp với chất đất pha cát.
  • Ống nhánh (hay ống gom đường ống nhỏ giọt): ống xẹp PE đen đường kính 50mm, dày 0.7mm, áp hoạt động 1.8 bar
  • Ống trục chính: ống xẹp PVC xanh, đường kính 63mm, dày 1.1m, áp hoạt động 4.0bar. Hoặc ống uPVC.

Bà con nên chọn ống xẹp làm ống tải chính, ống nhánh bởi sau mỗi vụ tưới chúng ta có thể thu cuốn, lưu giữ cho các mùa sau.

3. Bảng tính toán, phân tích các chỉ số cơ bản việc tưới tự động 1 héc ta mì tự động

Chi phi lap dat he thong tuoi mi tu dong

STT Nội dung phân tích cho 01ha khoai mì đ.v.t  Hàng đơn 0.8m  Hàng đôi 1.5m
1 Dài mét 100.00 100.00
2 Rộng mét 100.00 100.00
3 Diện tích (diện tích thực tế ít hơn do phải trừ đường đi) ha  1.00 1.00
4 Quy cách trồng (hàng đơn hoặc hàng đơn) mét 0.80 1.50
5 Khoảng cách ống nhỏ giọt mét 0.80 1.50
6 Số đường ống nhỏ giọt (0.8m/đường) đường 125.00 67.00
7 Chiều dài mỗi đường ống nhỏ giọt mét 100.00 100.00
8 Tổng chiều dài ống nhỏ giọt mét 12,500.00 6,700.00
9 Khoảng cách lỗ mắt nhỏ giọt mét 0.20 0.20
10 Lưu lượng mỗi lỗ mắt nhỏ giọt l/giờ 1.40 1.40
11 Lưu lượng mỗi hàng nhỏ giọt l/giờ 700.00 700.00
12 Lưu lượng toàn vườn m3/giờ 87.50 46.90
13 Số van gom (chia khu tưới) van 4.00 2.00
14 Số đường ống nhánh ống gom van (ống cấp 2, C2) đường 4.00 2.00
15 Lưu lượng mỗi van gom m3/giờ 21.88 23.45
16 Chiều dài một đường ống nhánh mét 25.00 50.00
17 Tổng chiều dài ống nhánh mét 100.00 100.00
18 Số đường ống trục (ống cấp 1, C1) đường 1.00 1.00
19 Chiều dài 1 trục chạy theo chiều dài vườn mía mét 100.00 100.00
20 Trạm bơm (giả thuyết đặt ở góc vườn mía) trạm 1.00 1.00
21 Diện tích tưới 1 lần ha 0.25 0.50

4. So sánh lợi ích của trồng mì hàng đôi so với hàng đơn trong ứng dụng tưới tự động

  • Ky thuat tuoi mi tu dongViệc trồng hàng đôi với khoảng cách 1.5m sẽ giảm được đáng kể số mét ống nhỏ giọt cần sử dụng (6,700m hàng đơn so với 12,500m hàng đơn)
  • Nếu trồng hàng đôi, chúng ta chỉ cần chia 2 van tưới; ngược lại trồng hàng đơn phải chia 4 van.
  • Với trồng hàng đơn, số lần đóng mở, vận hành hệ thống tưới cũng đơn giản hơn, chỉ cần mở/đóng van 2 lần so với 4 lần của hàng đơn.
  • Diện tích tưới mỗi lần hàng đôi là 0.5ha so với 0.25ha của trồng hàng đơn

5. Chi phí lắp đặt hệ thống tưới mì

Lưu ý quan trọng: Chi phí lắp đặt hệ thống tưới mía đề cặp dưới đây mang tính tham khảo, tương đối. Chi phí thay đổi khi quy mô, diện tích, hình dạng vườn, quy cách trồng thay đổi. Chi phí cũng thay đổi khi thay đổi loại vật tư.

Chi phí lắp đặt hệ thống tưới mì dưới đây được tính như chi phí mua sắp, lắp đặt lần đầu. Các vụ/năm sau chỉ mua thêm một số vật tư thiết bị hư hao nên chi phí bỏ ra sẽ không đáng kể.

Để có báo giá chính xác và chi tiết, bà con vui lòng Liên hệ Nhà Bè Agri. Nhà Bè Agri với đội ngũ kỹ thuật nhiều năm chuyên cung cấp vật tư lắp đặt hệ thống tưới mì, chúng tôi sẽ báo giá nhanh chóng, chính xác và hỗ trợ quý bà con trong suốt quá trình lắp đặt, vật hành.

5.1. Chi phí lắp đặt hệ thống tưới mì hàng đôi (1.5m/hàng đôi)

Mo hinh tuoi mia tu dong jpg

Với hệ thống hàng đôi, chi phí thiết bị tưới nhỏ giọt dao động trong khoảng 4-6tri/ha. Hầu hết bà con sử dụng một cấp ống (ống nhỏ giọt ghim trực tiếp lên ống tải – như hình trên)

STT Chi tiết vật tư đ.v.t  SL   Đơn giá  Thành tiền
1 Ống tưới nhỏ giọt Driptec 16mm, dày 0.20mm, k/c lỗ 20cm, lưu lượng 1.4l/giờ mét 6,700    
2 Khởi thủy ống nhỏ giọt (gắn với ống xẹp) cái 67    
3 Nối ống nhỏ giọt cái 7    
4 Đường ống C2: ống xẹp PE Driptec 50mm, 1.8 bar mét      
5 Đường ống C1: ống xẹp PVC Driptec 63mm, 4 bar mét 100    
6 Tê giảm 63mm xuống 50mm, có van 50mm cái 2    
7 Lọc đĩa Driptec 3″ 50m3/h cái 1    
8 Cụm bơm cụm 1    
9 Tổng cộng (*)        

5.2. Chi phí lắp đặt hệ thống tưới mì hàng đơn (0.8m/hàng đơn)

Với mô hình trồng mía theo hàng đơn, hàng ống rải dày hơn nên chi phí ống và phụ kiện tăng lên, thường chi phí trong khoảng 5-7 triệu/ha.

STT Chi tiết vật tư đ.v.t  SL   Đơn giá  Thành tiền
1 Ống nhỏ giọt Driptec 16mm, dày 0.20mm, k/c lỗ 20cm, lưu lượng 1.4l/giờ mét                12,500    
2 Khởi thủy ống nhỏ giọt (gắn với ống xẹp) cái                     125    
3 Nối ống nhỏ giọt cái                       13    
4 Đường ống C2: ống xẹp PE Driptec 50mm, 1.8 bar mét               
5 Đường ống C1: ống xẹp PVC Driptec 63mm, 4 bar mét                     100    
6 Tê giảm 63mm xuống 50mm, có van 50mm cái                         4    
7 Lọc ARKA 3″ 50m3/h (chữ T AGL) cái                         1    
8 Cụm bơm cụm                                 1    
9 Tổng cộng*        

(*) Trong báo giá chúng tôi không tính bơm và chi phí thi công.

6. Phân tích vận hành hệ thống

Lưu ý quan trọng: Luôn mở van trước, bật bơm sau. Mở van số 1 >> Bật bơm; mở van số 2 >> ngắt van số 1.

STT Phân tích thời gian tưới & chu kỳ tưới Đ.v.t  hàng đơn 0.8m  hàng đôi 1.5m
1 Thời gian tưới 1 van giờ 4 4
2 Số van tưới van 4 2
3 Số trạm bơm bơm 1 1
4 Thời gian tưới hết 1 ha giờ 16 8
5 Thời gian vận hành hệ thống tưới/ngày giờ 8 8
6 Thời gian tưới hết 1 vòng ngày 2 1
7 Chu kỳ tưới có thể đạt được ngày 2 1

8. Kết luận

Trên đây là một số phân tích các chỉ số liên quan tới hệ thống tưới tự động cho cây mì cùng liệt kê chi tiết thiết bị vật tư, tính toán Chi phí lắp đặt hệ thống tưới mì tự động.

Quý bà con có nhu cầu tưới mía tự động, kính mong quý bà con liên hệ với Nhà Bè Agri, chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ.

Link tham khảo:

Đánh giá
Cảm ơn quý bà con đã tham khảo. Nhà Bè Agri cung cấp các dịch vụ Tư vấn qua điện thoại, Khảo sát, Thiết kế, Phân tích hiệu quả dự án tưới, Báo giá thiết bị, Thi công lắp đặt hệ thống tưới. Xin vui lòng liên hệ Nhà Bè Agri

Để lại một bình luận