Dân Sơn Nguyên vẫn còn truyền tụng, cách đây hơn 30 năm, ông Miên lập nghiệp bằng chiếc rựa cùn và mấy con gà. Vốn là công nhân cơ khí ở Bắc Ninh, năm 1984, ông Miên xin chuyển vào Trạm máy kéo Sơn Hòa. Công việc nhà nước “tà tà” ổn định, thế nhưng ông cứ ước ao được làm… “nông dân”. Thấy đất hoang, núi rừng bạt ngàn, ông xin phép chính quyền cho khai phá lập trang trại. “Hồi đó, Sơn Nguyên này thuộc diện vùng sâu nước độc, chẳng ai quan tâm. Tôi vốn máu nông dân gộc, thấy đất đai màu mỡ là… đê mê. Hồi đó vùng này cũng chưa mấy ai làm trang trại. Vợ chồng tôi cứ thế lầm lũi phát cây với chiếc rựa cùn, thức ăn sang trọng nhất là trứng từ mấy con gà mang theo. May, đất này hợp với cây mía” – ông Miên kể.
Ngay từ mới bắt đầu bước chân vào ngành mía, ông đã luôn trăn trở, làm thế nào để cây mía có năng suất cao, chất lượng tốt, nông dân trồng mía có thu nhập và đặc biệt là cây mía có đủ sức cạnh tranh, đứng vững trong thời kỳ hội nhập sắp tới. Từ đó, ông quyết tâm đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh mía. Ông là người tiên phong mạnh dạn đầu tư về giống, dùng máy băm lá và cày lấp để bổ sung chất hữu cơ cho đất…
Nhưng không dừng lại ở đó ông còn “làm chuyện khác người”: Ông đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt cho rừng mía của mình. Trong khâu làm đất, ông cho máy cày sâu, đánh tơi xốp đất. Rồi dùng máy trồng mía theo hàng, để dễ dàng kéo đường ống tưới nhỏ giọt.
Ông Miên đã chọn sử dụng dây tưới nhỏ giọt T-Tape khoảng cách lỗ 40cm với lưu lượng 1 lít/ giờ/ lỗ của hãng Rivulis Israel được phân phối bởi Nhà Bè Agri cho cây mía của mình. Lúc này, nền đất mía liên tục được giữ ẩm, độ ẩm đồng đều cao, tiết kiệm điện, nước, nhân công, cây mía phát triển rất đồng đều. Hệ thống tưới nhỏ giọt còn giúp kết hợp bón phân, thuốc cho cây.
Từ một mô hình tưới nhỏ giọt đã cung cấp được tổng thể các lợi ích tốt nhất cho người trồng mía như: giúp tăng năng suất từ 20 – 50%; Phân bón không bị bốc hơi, trôi ra ngoài, phân hấp thụ nhanh nhưng tiết kiệm; Hạn chế sâu bệnh, không tạo ra dòng chảy làm lây lan mầm bệnh, hạn chế được cỏ dại, luôn đảm bảo đủ lượng nước cho cây mía sinh trưởng tốt, tuy tốn kém ban đầu nhưng thời gian sử dụng lâu…
Cụ thể niên vụ mía 2016-2017 năng suất mía bình quân ở huyện Sơn Hòa chỉ từ 50 – 60 tấn/ha thì cánh đồng mía của ông Miên đã đạt năng suất 120 tấn/ha. Ông Miên cho biết trước khi áp dụng công nghệ tưới tự động, năng suất nhà ông đang duy trì khoảng 80 tấn/ha, như vậy hệ thống tưới đã giúp vườn mía nhà ông tăng bình quân 40 tấn/ha, tăng 50%. Đồng thời trữ đường luôn đạt từ 9 – 11%, cao hơn 2 – 3% so với các trại mía trong vùng.
Nhận thấy năng suất mía tăng trưởng rõ rệt sau khi áp dụng mô hình tưới nhỏ giọt trên cây mía, mới đây vào cuối tháng 3/2017 ông Miên tiếp tục đầu tư thêm hệ thống tưới nhỏ giọt cho 2ha.
Thực sự, ông Miên đã xây dựng được một thương hiệu trồng mía. Dù có thời điểm giá mía xuống thấp, chỉ còn 920.000 đồng/tấn (giá bảo hiểm), nhưng ông Miên vẫn cầm chắc khoản lãi trên 40 triệu đồng/ha/vụ.
Ai đó có dịp ghé thăm vùng trồng mía Sơn Nguyên, hỏi thăm ông Miên nhất định sẽ được nghe qua những lời kể mộc mạc nhưng đầy chân tình khi nhắc đến ông Miên của người dân Sơn Nguyên: “Ông Miên giờ sướng nhất vùng này! Lái ô tô đi làm, chỉ chỏ nhân công sản xuất, chiều về thong dong đi chơi, uống bia. Con cái đều có cơ ngơi đuề huề, thành đạt. Chớ mà hồi trước, nhà ổng khổ lắm…”
Mùa hạn năm qua, vùng Sơn Nguyên ngút lửa trong nắng gió. Nhiều thửa mía cháy vàng, bị hỏng phân nửa. Thế nhưng vùng trang trại ông Miên vẫn xanh mướt, thoảng hương nước mát. Nhiều nông dân các nơi “bán tín bán nghi” kéo đến xem thử, rồi bị thuyết phục hoàn toàn trước mô hình tưới mía nhỏ giọt cho từng dãy mía mập mạp, “cao ngồng” của ông Miên. Gia chủ lại một bận đứng ra hướng dẫn cách lắp đặt, vận hành và… đãi bia đồng nghiệp.
RIVULIS