Công nghệ tưới nhỏ giọt cho thanh long

Tuoi-nho-giot-quanh-goc-cay-Thanh-Long-2Diện tích trồng cây thanh long ở tỉnh Bình Thuận hiện nay khoảng 20.000 ha, chiếm hơn 80% diện tích trồng thanh long trên cả nước. Trước đây, thanh long là cây xóa đói, giảm nghèo nhưng nay trở thành cây trồng mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Thanh long là cây chịu hạn, nếu thiếu nước thì năng suất không cao, chất lượng quả kém, nhưng nếu thừa nước thì năng suất cũng giảm, thậm chí cây còn bị chết.
Công nghệ tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước cho cây thanh long được Viện Nước, tưới, tiêu & môi trường nghiên cứu triển khai thí điểm tại xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam là giải pháp khắc phục được tình trạng thiếu nước trong mùa khô, giúp giảm chi phí SX, nâng cao thu nhập cho người trồng.Thực trạng tưới thanh longCây thanh long có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Trung Mỹ, thuộc họ xương rồng, là cây chịu hạn, phù hợp với đất và khí hậy vùng khô hạn Nam Trung Bộ, trái cây có hàm lượng dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao.

Đối với cây trưởng thành (năm thứ 4 trở đi), năng suất có thể lên đến 50 tấn/ha, thông thường năng suất trung bình của thanh long ổn định ở mức 30-40 tấn/ha.

Biện pháp tưới phổ biến cho thanh long được nông dân sử dụng hiện nay là tưới gốc. Đây là kỹ thuật dùng máy bơm áp lực cao bơm vào đường ống và người lao động cầm ống tưới từng gốc cây.

Qua theo dõi tính toán hàm lượng nước tưới cho thanh long theo phương pháp tưới này thì mức tưới khoảng 4.800 – 5.200 m3 nước/năm. Thời gian cần để tưới cho 1 ha cần tới 36 giờ bơm.

Mô hình tưới nhỏ giọt

Công nghệ tưới nhỏ giọt được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1940 tại nước Anh. Đến nay, đã được triển khai ứng dụng rộng rãi ở hầu hết những nước phát triển có nền nông nghiệp kỹ thuật cao như Israel, Nhật Bản, Mỹ, Canada, Tây Ban Nha, Hà Lan. Công nghệ này thích hợp với nhiều loại cây trồng ở các địa hình khác nhau.
Khu thí điểm mô hình tưới nhỏ giọt cho cây thanh long ở Bình Thuận được triển khai tại nhà ông Ung Ngọc Hải, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, diện tích thí điểm là 3,74 ha.

Toàn khu thí điểm chia thành 7 lô, diện tích mỗi lô từ 0,5 – 0,62 ha, các lô bố trí dọc theo tuyến đường trong khu trang trại, thuận tiện cho việc cấp nước và vận hành hệ thống tưới.

a/ Hệ thống cấp nước tưới

Nước từ kênh tưới hồ thủy lợi Ba Bầu được đưa vào ao chứa trong trang trại, dung tích ao khoảng 4.800 m3 (kích thước: 42,5 m x 66,5 m x 1,7 m) bằng máy bơm có công suất 360m3/h.

b/ Hệ thống đầu mối

Máy bơm điện, công suất 9 m3/h, cột nước bơm cao 36m, các thiết bị đi kèm gồm đồng hồ đo áp lực, đồng hồ đo lưu lượng, bình trộn phân, van xả khí, bộ lọc.
+ Bộ lọc: Vỏ bằng nhựa cứng PVC rỗng, liên kết bằng ren âm dương để tăng liên kết bền vững khi có áp lực.

+ Van an toàn: Mục đích đảm bảo sự làm việc an toàn của ống.

+ Bình trộn phân: Bình trộn phân được lắp đặt hệ thống tưới do Cty PLASTRO sản xuất là loại bình hòa phân kiểu chênh lệch áp lực gồm các bộ phận thùng hòa phân kín; ống nước vào, ống nước ra; van điều áp cấu thành.

+ Đồng hồ áp lực: Là thiết bị ống. Lúc này van làm nhiệm vụ thoát khí ra ngoài, để tránh hiện tượng hình thành bọt khí gây cản trở dòng chảy.
Ngược lại, khi ngừng cấp nước, nước trong ống được thoát hết, trong ống xuất hiện áp lực âm (chân không), lúc này van có tác dụng đưa không khí vào để tránh phát sinh chân không trong ống.

c/ Hệ thống đường ống

Ống chính PVC phi 63; ống nhánh PVC phi 50; ống nhánh tưới HDPE phi 20; ống nhỏ giọt HDPE phi 12.

d/ Bố trí tưới nhỏ giọt và kiểm soát lượng nước tưới cho từng gốc trụ.

+ Mỗi trụ cây bố trí 14 vòi nhỏ giọt (7m đường ống nhỏ giọt); lưu lượng mỗi vòi q = 1,0 l/h, đường ống nhỏ giọt được khoanh tròn quanh gốc cây, bán kính của khoanh tròn bằng ½ bán kính rễ cây.

+ Đầu đường ống nhỏ giọt đến từng trụ đều có van khống chế lưu lượng.

Việc kiểm soát lượng nước tưới cho từng gốc cây được xác định qua đồng hồ đo lưu lượng tại đầu ống chính và đầu ống nhánh. Ngoài ra, kết hợp với việc kiểm soát thời gian tưới cũng có thể xác định chính xác lượng nước được tưới cho từng gốc cây,

Đầu nhỏ giọt có kết cấu đặc biệt, lưu lượng qua các đầu nhỏ giọt tại đầu hay cuối hệ thống tưới đều như nhau và bằng 1 lít/h mặc dù có sự chênh lệch áp suất. Như vậy, mỗi giờ lượng nước tưới cho từng gốc cây là 14 lít, với mức tưới mỗi lần là mi (1/trụ) thì thời gian cần tưới cho 1 gốc là mi/14 (giờ).

Hiệu quả của công nghệ tưới nhỏ giọt

–  Tổng lượng nước tưới nhỏ giọt cả năm đối với cây trưởng thành (từ 4 năm tuổi trở đi) là 2.762 m3/ha/năm).

–  Tiết kiệm được 80% công tưới so với công tưới truyền thống.

–  Lượng nước chỉ nhỏ giọt tạo ẩm trong vùng gốc nên hạn chế cỏ dại và sâu bệnh lây lan.

–  Độ đồng đều sản phẩm đạt 80-95%.

–  Không gây xói mòn đất và phá hủy cấu tượng đất, điều tiết được độ ẩm giữa các hàng cây.

–  Tạo điều kiện để tăng năng suất cây trồng từ 20-30% với kỹ thuật tưới truyền thống.

–  Thích nghi với điều kiện tự nhiên, địa hình, đất đai khác nhau, tùy theo loại đất có thể điều chỉnh tưới nhanh hay chậm phù hợp với tốc độ thấm hút của đất để không gây ra dòng chảy mặt hoặc thấm sâu.

Công nghệ tưới nhỏ giọt thí điểm áp dụng cho cây thanh long tại Bình Thuận đã mang lại hiệu quả rõ rệt, cần được triển khai ứng dụng rộng rãi, nhất là trong điều kiện nguồn nước ngày càng cạn kiệt do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Đánh giá
Cảm ơn quý bà con đã tham khảo. Nhà Bè Agri cung cấp các dịch vụ Tư vấn qua điện thoại, Khảo sát, Thiết kế, Phân tích hiệu quả dự án tưới, Báo giá thiết bị, Thi công lắp đặt hệ thống tưới. Xin vui lòng liên hệ Nhà Bè Agri

Để lại một bình luận