Phân bón và độ PH trong đất có tác động qua lại lẫn nhau. Tác hại của việc lạm dụng phân bón hóa học ảnh hưởng đến đất canh tác thì ai cũng nhận thấy rõ như gây chua đất, làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong đất và đặc biệt là làm chai đất. Nhưng tác động của độ pH đến đất đai canh tác thì ít ai biết đến.

Theo các nhà khoa học, pH trong đất ảnh hưởng đến sự phân giải các chất khó tiêu trong đất và phân hóa học được bón trong quá trình canh tác thành các chất dễ tiêu đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây. Như Photpho thường phát huy tối đa tác dụng ở pH 6 – 7. Lượng Kẽm và Sắt dễ hấp thụ sẽ giảm khi pH > 7, đồng thời ở độ pH này urê và amonisunfat có thể chuyển hóa thành khí amoniac, bay hơi. Độ pH thấp sẽ làm giảm tốc độ vi khuẩn phân giải nitơ từ các chất hữu cơ nhưng hiệu quả sử dụng của Canxi và Kali là cao nhất. Như vậy ở mỗi vùng đất khác nhau, độ pH sẽ khác nhau và thích hợp với từng loại cây trồng khác nhau.

Khi cây tiêu trồng ở trên đất quá chua, các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây Tiêu phát triển và sinh trưởng không được phân giãi thành các chất dễ tiêu mà cây Tiêu ăn được. Dẫn đến tình trạng tiêu hóa điên sau một thời gian chăm sóc và sau khi cắt dây hoặc tác động đôn dây phân cành.

Đối với đất ở Tây Nguyên, ít có vườn đạt được độ pH chuẩn để trồng tiêu, đặc biệt là những vườn tái canh từ Cà Phê. Sau một thời gian khai thác lâu dài và sử dụng phân hóa học quá nhiều đã làm đất chua lại càng chua. Người ta đã đào nhiều hố thăm dò và nhận thấy hầu như mọi hố đào nơi dây Tiêu đã chết hoặc có biểu hiện điên đều có độ pH tương tự nhau. Khoảng 20cm đầu tính từ mặt đất có pH khoảng từ 4 – 5,5, ở khoảng 15cm tiếp theo độ pH khoảng 3 và ở 15cm tiếp dưới độ pH thấp hơn 2.

Giải quyết vấn đề pH này cần phải có thời gian và một sự đầu tư bài bản. Với những vườn có PH thấp chúng ta tiến hành cải tạo độ chua hằng năm bằng lân và vôi. Cách sử dụng như sau:

Liều lượng:

Lân(ninh binh,văn điển): 0,5kg/gốc.

Vôi: Căn cứ vào độ pH kiểm tra được

pH Liều lượng bón
Đất có tỷ lệ sét cao

(đất thịt nhiều)

Đất có tỷ lệ cát cao
3,5 – 4,5 2 tấn/ha/năm 1 tấn/ha/năm
4,6 – 5,5 1 tấn/ha/năm 0,5 tấn/ha/năm
5,5 – 6,5 0,5 tấn/ha/năm 0,25 tấn/ha/năm

Cách bón: Bón 2 lần trong năm, lần 1 trước thu hoạch một tháng và lần 2 là vào đầu mùa mưa.

Tiến hành rải đều bột vôi và lân lên mặt đất, cách tán lá 1 gang tay. Đối với tiêu con thì cách gốc 30 cm. Sau đó tiến hành xới sâu khoảng 10cm để trộn vôi và lân vào đất canh tác. Đồng thời tạo độ tơi xốp cho đất.

Lưu ý: Nên sử dụng 1 tháng trước khi xuống giống, không sử dụng chung với phân Urê và phân chứa đạm cao.

Bà con có thể tham khảo bảng  đo độ PH sau đây để biết được đất của mình đang trong tình trạng nào và có biện pháp khắc phục phù hợp

Độ PH Đánh giá đất
3,0- 4,0 Đất rất chua
4,0- 5,5 Đất chua
5,5-6,5 Đất hơi chua
6,5-7,0 Đất trung tính
7,1-7,5 Đất hơi kiềm
7,5-8,0 Đất kiềm
>8,0 Đất kiềm nhiều

(Sưu tầm)

 

Đánh giá
Cảm ơn quý bà con đã tham khảo. Nhà Bè Agri cung cấp các dịch vụ Tư vấn qua điện thoại, Khảo sát, Thiết kế, Phân tích hiệu quả dự án tưới, Báo giá thiết bị, Thi công lắp đặt hệ thống tưới. Xin vui lòng liên hệ Nhà Bè Agri

Để lại một bình luận