Mục lục
1. Giới thiệu chung về giống cà phê xanh lùn
Sở dĩ giống cà phê xanh lùn đang được nhiều bà con áp dụng là bởi chúng có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí khậu thổ nhưỡng vùng Tây Nguyên nước ta, bên cạnh đó, giống cà phê xanh lùn cũng cho năng suất ổn định và cao hơn so với các giống cà phê Robusta hiện nay. Bên cạnh đó, thời gian cho trái của giống cà phê xanh lùn cũng rất nhanh, ngay năm đầu tiên đã cho trái bói, và có thể bắt đầu khai thác thương mại từ năm thứ hai. Hạt cà phê có kích thước lớn, màu sắc đẹp, và hương vị đậm đà.
Giống cà phê Xanh Lùn TS5 có xuất xứ huyện Bảo Lộc, Lâm Đồng, do hai ông Phạm Quang Sơn và Phạm Xuân Trường tuyển chọn và lai tạo từ những năm 1990. Giống được Sở NN & PTNT tỉnh Lâm Đồng công nhận là giống cà phê cao sản đầu dòng, có phẩm chất tốt, cho phép lưu hành trên thị trường từ năm tháng 10-2006. (nguồn tổng hợp từ internet)
Sau đó giống cà phê xanh lùn tiếp tục được nhiều trung tâm giống, viện nghiên cứu cho vào khảo nghiệm thực tế, chứng minh khả năng chống chịu sâu bệnh cũng như năng suất.
Giống cà phê xanh lùn thuộc nhóm cà phê Robusta. Bà con ta thường gọi là “Giống cà phê xan lùn” là bởi cây có tán lá xanh quanh năm, thân thấp từ 1.5-2m. Mật độ trồng phổ biến thường là hàng 3m x cây 1.5m.
Nguồn gốc: Giống cà phê xanh lùn được nghiên cứu và phát triển bởi các viện nghiên cứu nông nghiệp và trung tâm giống cây trồng tại Việt Nam.
2. Ưu nhược điểm giống cà phê thân lùn
a. Khả năng thích nghi cao với điều kiện Việt Nam.
Đây là giống cà phê thuần Việt Nam, do người Việt Nam nghiên cứu lai tạo nên chúng có khả năng thích nghi cao với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại Việt Nam, đặc biệt phù hợp trên nền đất đỏ ba zan khu vực Tây Nguyên và Đông nam bộ.
Cây vừa chịu được tình trạng hạn hán, đồng thời cũng chống chọi tốt với điều kiện mùa mưa nhiều, ít sâu bệnh.
b. Năng suất cao, ổn định
So với các giống cà phê Robusta truyền thống thì Cà phê xanh lùn cho năng suất ổn định ở mức 4-5 tấn/ha.
Bên cạnh đó, cây cho thu hoạch rất sớm, ngay năm đầu đã có thể có trái bói, và bắt đầu có thể thu hoạch được từ năm thứ 2.
Kích thước hạt cà phê xanh lùn lớn, giúp tăng năng suất.
Ngoài ra, cây cũng có thời gian, tuổi thọ thu hoạch cao, điều này góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ việc giảm chi phí đầu tư trồng mới.
c. Chất chất lượng cà phê vượt trội
Thị trường hiện nay cũng đang rất chuộng hạt cà phê từ giống xanh lùn, cà phê thân lùn cho hương vị đậm đà, rất thơm, màu sắc đẹp.
Hàm lượng caffeine của giống cà phê xanh lùn cao, phù hợp cho cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
d. Kháng bệnh tốt
Giống cà phê xanh lùn có khả năng kháng một số loại bệnh phổ biến như rỉ sắt, nấm hồng, và tuyến trùng, giúp giảm chi phí chăm sóc và bảo vệ môi trường.
Tham khảo thêm: Phun thuốc trừ sâu bệnh cho cây cà phê bằng máy bay nông nghiệp
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây cà phê xanh lùn
Tham khảo thêm tại bài viết “Cẩm nang cây cà phê” để nắm được mọi thông tin, khía cạnh liên quan tới canh tác cây cà phê.
Ở bài viết này, Nhà Bè Agri xin vắn tắt một số nội dung chính liên quan tới việc trồng và chăm sóc cây cà phê xanh lùn
a. Chuẩn bị đât trồng cây cà phê xanh lùn
- Chất đất phù hợp nhất: Đất đỏ bazan, có độ tơi xốp, thoát nước tốt.
- Cải thiện chất đất trước khi trồng bằng cách bón vôn, phân hữu cơ, các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Đào hố trồng: đường kính hỗ trộng khoảng 1m
b. Mật độ trồng cây cà phê xanh lùn
Mật độ trồng cây cà phê xanh lùn cần đảm bảo 3 yếu tố: Đảm bảo ánh sáng giúp cây quang hợp, đảm bảo độ thông thoáng giảm thiểu nguy cơ và sự lan truyền của nấm, sâu bệnh, đảm bảo dinh dưỡng và không gian phát triển của bộ rễ. Từ đó, chúng ta sẽ xác định được mật độ cây trồng tối ưu cho vườn cà phê.
- Hiện nay bà con đang thường áp dụng mật độ hàng 3m x cây 1.5-2.0m. Như vậy mật độ sẽ giao động khoảng từ 1,600 cây đến 2,200 cây/ha.
- Hoặc có thể trồng mật độ 2m x 2m so le, mật độ 2,500 cây/ha
c. Chăm sóc cà phê xanh lùn
- Đảm bảo tưới nước cho cây cà phê đầy đủ, đặc biệt trong mùa khô. Ưu tiên sử dụng hệ thống tưới gốc bằng béc tưới cà phê chuyên dụng.
- Bón phân cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ để đảm bảo dinh dưỡng cho cây.
- Thường xuyên kiểm tra và phòng trừ sâu bệnh.
d. Thu hoạch và chăm sóc sau thu hoạch
- Thu hoạch khi trái chín rộ
- Bổ sung dinh dưỡng, nước tưới để hồi phục cây
- Chuẩn bị chăm bón cho mùa vụ tới.
4. Tiềm Năng Phát Triển Của Giống Cà Phê Xanh Lùn
Nhờ những đặc điểm kể trên, Cà phê xanh lùn đang có tiềm năng phát triển tốt trong đó có thể kể đến:
- Nhu cầu xuất khẩu cà phê hạt tăng cao, giá cà phê đang tăng ở mức cao.
- Thị trường xuất khẩu tiềm năng: Châu Âu, khu vực Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, thị trường Mỹ.
- Thời gian thu hoạch sớm, kéo dài, cùng năng suất cao giúp bà con sớm nâng cao thu nhập.
- Do cây có khả năng thích nghi, kháng bệnh tốt nên chi phí chăm sóc giảm, phát triển bền vững.
- Giống cà phê xanh lùn phổ biến nhất hienj nay là Giống cà phê xanh lùn TS5
5. Giống cà phê xanh lùn TS5
Giống cà phê cao sản TS5, Còn được gọi là giống cà phê xanh lùn Trường Sơn TS5, là giống cà phê được biết đến bởi những đặc tính ưu điểm như sản lượng cao, cây phát triển khỏe mạnh, chùm quả to, quả hạt lớn, đều, khả năng kháng sâu bệnh tốt, chịu hạn tốt, năng suất ổn định hàng năm.
Đặc điểm:
- Lá xanh đậm, dày
- Cành to khỏe, dài, dẻo.
- Cây phát triển khỏe mạnh, trái chín tập trung. Cây thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta nhất là các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.
- Năng xuất: Trái chín tập trung năng suất từ 7 – 8 tấn / 1ha.
- Quả to xanh đậm có núm bò, vỏ mỏng.
- Tỷ lệ tươi/khô 3,8kg.
- Tỷ lệ trên sàng 18 là 90%