Với những vùng có điều kiện tự nhiên không thuận lợi như các tỉnh vùng Đông Nam Bộ. Do thường phải chịu ảnh hưởng của nhiệt độ ngày, đêm cao. Mùa mưa không kịp nước và độ ẩm trung bình cao hơn vùng Tây Nguyên. Dẫn đến cà phê ở Đông Nam Bộ dễ bị nhiễm nấm bệnh hơn. Việc biết áp dụng một số kĩ thuật chăm sóc cây cà phê mang lại lợi nhuận cho người nông dân.
Một số kỹ thuật chăm sóc cây cà phê sau thu hoạch mà bạn cần biết:
Mục lục
Trồng cây che bóng và chắn gió:
Việc trồng cây che bóng chắn gió cho cà phê đã được áp dụng tại nhiều nơi. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế khi chỉ chiếm trên 30%. Chủ yếu được trồng ở các công ty, hợp tác xã sản xuất cà phê. Hiện nay, người nông dân thường trồng cây muồng đen. Và nhiều loại cây ăn quả khác như: sầu riêng, bơ, chôm chôm,… Có tác dụng điều hòa khí hậu vườn cây, giảm nhiệt độ cần thiết và gìn giữ cân bằng môi trường sinh thái. Từ đó, góp phần duy trì, phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trồng dặm:
Cà phê sau khi trồng 15 – 20 ngày trồng dặm kịp thời những cây chết và còi cọc. Trước khi kết thúc mùa mưa 1,5-2 tháng, cần phải chấm dứt việc trồng dặm. Kỹ thuật trồng dặm chỉ đào hố trồng lại trên cây chết, các thao tác như trồng mới.
Trồng xen cây trồng khác:
Khác với trồng cây che bóng và chắn gió dùng các loại cây ăn quả hay muồng đen để giúp ứng phó với biến đổi khí hậu. Thì việc áp dụng biện pháp trồng xen canh tăng vụ bằng các loại cây: họ đậu, ngô, khoai,…Sẽ giúp cải tạo độ phì nhiêu màu mỡ cho đất, bảo vệ đất. Mà còn làm tăng lợi nhuận từ biện pháp này. Ngoài ra, sau khi thu hoạch các loại cây này, cành, cây, lá của chúng. Có thể sử dụng làm nguyên liệu tủ gốc hoặc ủ phân xanh bón ngược lại cho đất.
Làm cỏ và tủ gốc cho cà phê:
Ngay sau khi trồng xong cần tiến hành tủ gốc cho cà phê. Dùng rơm rạ, cỏ khô, cây phân xanh…và cành, cây, lá của các cây trồng xen canh để làm tủ gốc với độ dày 5-10cm, cách gốc 5-10cm để tránh mối làm hại cây. Mùa mưa không cần che túp song mùa nắng che túp có tác dụng chống gió, chống hạn, chống rét. Thường xuyên tủ gốc cho cây cà phê để giữ ẩm, giảm được tưới nước và công làm cỏ. Đồng thời tủ gốc còn điều hoà nhiệt độ đất, giữ cho đất luôn tơi xốp.
Bón phân thúc cho cà phê:
Đối với việc chăm sóc bất kì loại cây trồng nào thì bón phân là đều không thể thiếu để giúp cây sinh trưởng và phát triển một cách khỏe mạnh. Tuy nhiên tùy từng loại cây lại có kĩ thuật chăm sóc bằng phân bón khác nhau. Đối với kĩ thuật chăm sóc cà phê cần:
Phân hữu cơ: Mỗi năm bón cho cà phê 1 lần phân hữu cơ sau khi thu hoạch quả.
Phân vô cơ: Phân đạm và kali có thể bón 3 lần/năm vào tháng 2-3, 6-7, 11-12.
Tỉa cành:
Là một trong những biện pháp kỹ thuật hết sức quan trọng để tạo cho cây có bộ tán cân đối, cành quả phân bố đều trong không gian để từ đó giữ cho cây đạt năng suất cao ổn định. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chăm sóc, thu hái, hạn chế bớt sự tấn công phá hoại của sâu bệnh. Xu hướng hiện nay là tạo hình đơn thân tức là mỗi hố chỉ để một thân chính. Để tránh cho cà phê mọc nhiều thân trên một hố phải thường xuyên đánh tỉa kịp thời các chồi vượt mọc từ gốc và từ các nách lá trên thân chính.
Tham khảo thêm:
Súng tưới Ducar
Súng tưới phun mưa
Béc tưới Driptec