Dưa hấu là loại cây trồng có nguồn gốc khí hậu nóng, ưa khí hậu ấm áp, khô ráo đầy đủ ánh sáng. Nếu trồng ở vùng khí hậu thấp, cây phát triển yếu, trái không to, đẹp. Ở nhiều vùng mưa, cây dễ bị thối rễ, khó trổ bông, khó thụ phấn và đậu trái. Nếu đậu trái thì trái vẫn dễ bị thối. Nhiệt độ thích hợp để dưa hấu phát triển cho trái to, đẹp mắt là trong khoảng từ 25 – 300 C. Với dưa hấu vụ Tết, thời điểm tốt nhất để bà con tiến hành gieo trồng trong khoảng từ ngày 5 – 15/10 AL. Tức là khoảng 23/11 – 3/12 DL.
Mục lục
- Kỹ thuật trồng dưa hấu và lựa chọn hạt giống trồng dưa hấu
- Xử lý hạt giống dưa hấu trước khi trồng dưa hấu
- Xử lý đất trồng dưa hấu
- Sử dụng màng phủ nông nghiệp trong trồng dưa hấu
- Áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây dưa hấu
- Bón phân, cân đối dinh dưỡng cho dưa hấu
- Phòng trừ sâu bệnh hại và quản lý dinh dưỡng trong trồng dưa hấu
- Thu hoạch dưa hấu
Kỹ thuật trồng dưa hấu và lựa chọn hạt giống trồng dưa hấu
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống dưa hấu: An Tiêm 95, Hắc Mỹ Nhân, Tiểu Long, Bảo Long, Thoại Bảo,… Tùy theo từng loại giống và thời tiết sẽ có thời gian sinh trưởng khác nhau. Trong đó các giống lai F1 không được sử dụng hạt để làm giống cho vụ sau. Vì sẽ làm sản phẩm kém chất lượng và làm giảm năng suất vụ sau.
Để chuẩn bị xuống giống, bà con khi làm đất, phủ bạt (màng phủ nông nghiệp) xong thì mới bắt đầu ươm giống. Giống thường sử dụng: Hắc Mỹ,… Vì loại này có vỏ dày, có thể vận chuyển xa sang thị trường khác, như: Trung Quốc.
Xử lý hạt giống dưa hấu trước khi trồng dưa hấu
Để có được vườn dưa xanh, tốt, không sâu bệnh, công việc đầu tiên, bà con cần làm đó là xử lý hạt giống thật tốt. Việc làm này rất quan trọng nhằm đề phòng bệnh do nấm khuẩn có sẵn trong hạt tấn công cây con lúc mới gieo. Do đó, trong khâu xử lý hạt giống, người trồng dưa hấu cần lưu ý:
- Trộn hạt với các chế phẩm diệt khuẩn trong 1 – 2h
- Ủ hạt bằng cách phơi ngoài nắng nhẹ 2 – 3h, rồi ngâm vào nước tỷ lệ 2 sôi + 3 lạnh. Sau đó vùi trong rơm, rạ và giữ ẩm thường xuyên cho đến khi nảy mầm.
- Cây được 7-10 ngày đem trồng trong hố đã bón phân. Khoảng cách giữa 2 cây: 50 – 60 cm
- Đáy bầu nên đặt cạn để tránh cây con bị đọng nước khi gặp mưa
- Thường xuyên thăm đồng, loại bỏ những cây con yếu, phát triển không bình thường
- 20 ngày sau khi xuống bầu tiến hành sửa dây dưa dể tuyển trái sau này.
- Mỗi gốc tỉa còn lại 1 thân chính và 2 nhánh ngang dài tốt nhất. Để sau này việc thụ phấn bổ sung và tuyển trái được dễ dàng.
- Việc tỉa nhánh nên làm vào lúc 7-9 giờ sáng.
- 40 – 45 ngày sau trồng, tiến hành tuyển trái, chọn trái ở vị trí lá thứ 20 – 24, trog 3 dây chỉ để 1 trái. Trái được chọn phải có cuống to dài, nhiều lông tơ thẳng, không bị sâu bệnh
Xử lý đất trồng dưa hấu
Trong canh tác cây dưa hấu, vấn đề xử lý đất trồng là rất quan trọng. Vì cây dưa hấu thích hợp với loại đất có tầng canh tác dày, tơi xốp, không nghiễm phèn, mặn, dễ thoát nước. Đất trồng dưa trước đó phải được luân canh ít nhất 3 vụ. Với lúa nước hoặc bắp, không luân canh với cây họ bầu bí, như: dưa hấu, dưa leo, ổ qua, bí rợ, bí đao,…
Phần lớn dưa hấu hiện nay được bà con tận dụng mùa vụ nông nhàn trồng trên đất ruộng. Tuy nhiên, bà con cũng cần lưu ý không nên liên canh trồng dưa vì cây dễ bị bệnh chạy dây, nứt thân, đặc biệt là bệnh héo rũ sẽ dẫn đến thất bại khi trồng dưa hấu. Thời gian cách ly trồng dưa hấu càng lâu càng tốt. Đất trồng dưa phải cao, thoáng mát, không bị bóng râm che, tránh được gió bão. Độ phèn trong đất thích hợp trong khoảng 6 -7 pH. Đất trồng dưa phải được xới xáo kỹ và được lên liếp rộng 80 – 90 cm, cao 30 – 40 cm. Cứ 2 liếp thì đào một mương nhỏ rộng 30 – 50 cm.
Sử dụng màng phủ nông nghiệp trong trồng dưa hấu
Thêm một công việc nữa cũng góp phần làm nên vụ dưa hấu thắng lợi, đó là làm màng phủ.
Màng phủ nông nghiệp (màng, bạt) là loại nhựa dẻo, mỏng, dùng để phủ các liếp rau. Mặt trên có màu xám bạc, mặt dưới có màu đen. Việc sử dụng màng phủ trong trồng cây dưa hấu góp phần hạn chế côn trùng gây hại. Hạn chế bệnh hại nhất là bệnh hại do nấm tấn công và ngăn ngừa cỏ dại. Mặt khác, việc sử dụng màng phủ còn giúp cho việc:
- Điều hòa được độ ẩm hạn chế bốc hơi nước trong mùa khô
- Phân bón không bị rửa trôi
- Giữ ấm mặt đất vào ban đêm
- Hạn chế độ phèn
- Làm cho màu sắc của trái dưa trở nên đẹp, bắt mắt.
Áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây dưa hấu
Cây dưa hấu cần một lượng nước rất lớn trong suốt quá trình phát triển, tạo và nuôi trái… do đó chế độ nước tưới cho cây dưa hấu cần đặt biệt quan tâm.
Về cơ bản, cây dưa hấu có thể áp dụng cả hệ thống tưới phun mưa và tưới nhỏ giọt. Tuy nhiên, do tập quán canh tác sử sụng màng phủ cỏ, cũng như hầu hết bà con kết hợp bón phân qua hệ thống tưới (sử dụng phân hòa tan). Do đó Hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây dưa hấu thường được áp dụng.
Phương pháp tưới nhỏ giọt cho cây dưa hấu mang lại rất nhiều lợi ích bao gồm: chi phí đầu tư thấp; một lần tưới được diện tích rộng; phù hợp với canh tác sử dụng màng phủ, kết hợp bón phân; tiết kiệm nước – phân bón – nhân công..; tăng năng suất cây trồng.
Bón phân, cân đối dinh dưỡng cho dưa hấu
Đối với bất kỳ loại cây trồng nào, việc bón phân, cân đối dinh dưỡng đều hết sức quan trọng. Vì nó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Cây dưa hấu cũng không nằm ngoài quy luật này. Mặt khác dưa hấu là cây trồng mẫn cảm với rất nhiều loại sâu bệnh gây hại. Trong canh tác cây dưa hấu thường gặp một số loại sâu bệnh gây hại. Như: rầy lửa, bọ dưa, sâu ăn tạp, bệnh chạy dây, héo tóp thân,… Trong đó, bệnh héo rũ, héo tóp thân, chạy dây là bệnh khó chữa. Nếu không kịp thời phát hiện và loại bỏ khỏi vườn sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Vì thế, việc quản lý dinh dưỡng cân đối, hợp lý, lựa chọn biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của người trồng dưa hấu.
Phòng trừ sâu bệnh hại và quản lý dinh dưỡng trong trồng dưa hấu
Như vậy, trong chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại, quản lý dinh dưỡng cho cây dưa hấu, người trồng dưa hấu cần lưu ý:
- Thường xuyên thăm đồng nhằm phát hiện sớm các loại sâu bệnh hại
- Nên tiến hành phương pháp thủ công, bắt sâu loại bỏ khỏi vườn, bệnh nặng mới phun thuốc.
- Cần loại bỏ dây dưa hấu bị bệnh chạy dây, héo tóp thân ra khỏi vườn dưa
- Bón phân cân đối phù hợp với từng chất đất và điều kiện sinh trưởng của cây
- Tưới nước vào mương để thấm vào hai bên thành liếp dưa
- Vụ dưa Tết bà con nên chú ý bổ sung lượng nước tưới cho phù hợp. Không dư thừa nước làm nổ, nứt trái. Không thiếu nước cây kém phát triển, không hấp thu được phân bón.
Thu hoạch dưa hấu
Ngày thu hoạch tùy thuộc vào đặc tính giống, thời tiết… Để cho chất lượng trái đảm bảo ngon ngọt, trước khi thu hoạch 7-10 ngày cần phải giảm, cắt nước tùy theo vùng đất.
Nói chung trong trồng và chăm sóc dưa hấu, bà con nên thường xuyên thăm vườn. Thực hiện tốt các quy trình từ làm đất, bón phân, xử lý hạt giống, phủ màng bạt, tỉa dây, quản lý dinh dưỡng và sâu bệnh hại. Có như vậy mới có vụ mùa bội thu.
Tham khảo thêm:
Dịch vụ Tư vấn Hỗ trợ bà con trong việc tự xây dựng một hệ thống tưới cho bà con. Một số dịch vụ chúng tôi MIỄN PHÍ hoàn toàn cho bà con nông dân, chủ vườn bao gồm:
- Tư vấn qua điện thoại;
- Khảo sát thực địa;
- Tính toán thủy lực: Tính lưu lượng, đường ống, tính bơm;
- Tính toán phần điện và tự động hóa: Bơm, Tủ điện, Nguồn điện, Bộ điều khiển, van điện từ;
- Lập dự trù kinh phí, báo giá tham khảo.
Tất cả các công việc trên đều được chúng tôi cung cấp hoàn toàn miễn phí.
[html_block id=”16116″]