Bơ được biết đến như một loại thực phẩm bổ dưỡng. Và việc trồng bơ đang được nhiều người quan tâm. Sau đây Nhà Bè Agri sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây bơ nhé!
Mục lục
Yêu cầu về đất trồng
Bơ là loại cây có thể dễ dàng ở mọi nhiều loại đất trồng. Tuy nhiên, đất bazan sẽ là môi trường thích hợp nhất để trồng cây bơ. Với độ phì nhiêu màu mỡ cùng độ pH khoảng từ 5-6, cây bơ sẽ phát triển tốt nhất. Do đó, khu vực Tây Nguyên sẽ là nơi lý tưởng nhất cho cây phát triển.
Đây là nơi có vựa bơ lớn nhất cả nước. Do đó, rất nhiều giống bơ ngon tuyệt.
Giống trồng
Hiện nay có rất nhiều giống bơ chất lượng được nhập khẩu tại Việt Nam. Các giống bơ như bơ booth, bơ 34, … Đây là những giống bơ có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, sinh trưởng mạnh. Và đặc biệt là phần cơm rất ngon và béo.
Mật độ trồng
Thông thường, các khu vực Tây Nguyên thường trồng xen canh giữa cây bơ với các loại cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu…Do đó, khoảng cách nên trồng tốt nhất là 9m hoặc 10m/cây (3 hàng cà phê trồng 1 hàng bơ) tương đương là 123 cây/ha.
Ngoài ra, việc trồng thuần cũng được nhiều người áp dụng với kích thước là 7mx7m tương đương là 204 cây/ha, hoặc 6mx6m đối với trồng so le hoặc canh tác trên đất xấu, tương đưỡng 277 cây/ha.
Khi đặt cây con vào hố, mọi người cần nhẹ nhàng để tránh làm bầu bị đứt rễ. Dùng túi nilon cắt bỏ đáy và đặt bầu vào chính giữa hố. Nén nhẹ nhàng phần đất xung quanh để giữ chặt đất, cố định bầu chặt lại. Sau đó, cắt nhẹ phần thân túi nilon từ trên xuống dưới, lấp đất và tiếp tục nén nhẹ đồng thời rút phần túi nilon ra. Lấp đất đã được trộn phân vào đầy hố đồng thời dẫm đất xung quanh cho thật chặt.
Bón phân
Đây là giai đoạn giúp cây phát triển tốt. Việc bổ sung các dưỡng chất là điều cần thiết với sự phát triển với cây trồng. Thông thường mọi người thường sử dụng phân chuồng hoai mục vi sinh. Ngoài ra còn có phân lân, vôi và hạt long não để chống mối. Đối với từ thời gian sinh trưởng cây có chế độ bón phân khác nhau
Năm thứ nhất: Tiến hành bón thúc cây bơ kể từ sau 20 ngày. Thông thường tỉ lệ phân NPK tốt nhất cho giai đoạn này là 2:2:1. Liều lượng khoảng 100g/hố. Thời gian bón lại khoảng 30 ngày/lần.
Năm thứ hai: Tiếp tục bón phân NPK. Chu kỳ bón là 6 lần, gồm 3 lần vào mùa mưa, 3 lần vào mùa khô. Liều lượng khoảng 200-300g/hố. Đặc biệt mùa mùa khô, mọi người nên chú ý bổ sung nước tưới.
Năm thứ ba trở đi: Thông thường, bơ ghép sẽ bắt đầu ra trái kể từ nă thứ 3. Số lượng quả thường là 1-3 quả/cành. Khi quả được 1 tháng đến lúc thu hoạch thì thường sẽ bón 3 lần. Mỗi đợt khoảng 2 kg phân NPK. Sau khi thu hoặc bón bổ sung 1-2 kg ure và cắt tỉa cành yếu để cây nhanh chóng hồi phục.
Đặc biệt trong giai đoạn ra hoa đậu quả, bạn nên bổ sung thêm phân kali để tránh bị rụng. Và cũng không nên tưới nước, bón phân. Và khi được trồng xen canh thì lượng phân bón có thể giảm xuống 1 nữa vì cây đã được thừa hưởng từ lượng phân bón bón cho cây cà phê.
Tưới nước cho cây
Cũng giống như bón phân, việc tưới nước cho cây cũng theo thời gian cây sinh trưởng.
Năm nhất: Sau khi trồng khoảng 3-5 ngày, cây cần chế độ tưới nước để giúp cây phát triển tốt. Sau đó cứ 10-15 ngày tưới 1 lần.
Năm thứ 2: Thường xuyên tưới bổ sung trong mùa khô, thường khoảng 4-5 đợt, mỗi cách nhau 15-20 ngày.
Năm thứ 3: Nếu trồng thuần khi khoảng 20- 25 ngày tưới một đợt. Tránh tưới nước vào thời điểm cây đang ra hoa đậu quả. Còn nếu trồng xen canh thì không cần tưới vì cây bơ có thể thừa hưởng lượng nước từ cây cà phê.
Tham khảo: Kỹ thuật tưới bơ
Giới thiệu phương pháp tưới phun mưa cho cây bơ
Phương pháp tưới phun mưa cục bộ là cách tưới phù hợp cho nhu cầu cây bơ. Việc sử dụng tưới đủ lưu lượng, đúng thời điểm đồng thời có thể cung cấp chất dinh dưỡng qua hệ thống tưới. Đặc biệt, tưới từ để đất kịp ngấm, đồng thời không làm vỡ ụ trồng.
Gợi ý lựa chọn đầu tưới cho cây bơ
Cây bơ có nhu cầu tưới nước thường xuyên; tăng dần qua các năm. Do đó, sử dụng đầu tưới có bù áp là việc rất quan trọng để giúp cây luôn được cung cấp một lượng nước luôn được đồng đều.
Khi cây còn nhỏ cho đến khi cây lớn, bộ rễ sẽ phát triển khoảng chừng 0,5m đến trên 3m. Do đó, cần chọn béc tưới có giới hạn phạm vi tưới dưới 1m khi cây còn nhỏ.
Đặc biệt, từ lúc cây sinh trưởng đến lúc cây cây ra hoa đậu quả cũng cần thời gian rất dài. Do đó việc lựa chọn béc tưới bền, chất lượng là điều rất quan trọng.
Xét trên toàn bộ những yếu tố trên thì việc sử dụng các béc tưới phun mưa của Rivulis là rất phù hợp. Các béc tưới được rất nhiều các hộ gia đình ở Gia Lai, Đăk Lak, Bình Phước… để tưới cho cây bơ là Rivulis S2000, Rivulis Rondo.
Đây là 2 dòng béc tưới có đầy đủ các tính năng vượt trội phù hợp cho cây bơ cũng như các loại cây ăn trái như:
- Có chức năng bù áp. Rất phù hợp cho Khu vực Tây Nguyên, Bình Phước…
- Có chức năng giới hạn bán kính. Giúp cho cây hấp thụ tối đa kể khi còn còn non cho đến khi trưởng thành.
- Sản phẩm chất lượng cao, thời gian sử dụng trên 10 năm. Đây là các dòng sản phẩm được nhập khẩu từ Isreal nên cực kỳ bền chắc.
- Có khả năng chống côn trùng thâm nhập .
- Có thể kết hợp với hệ thống đường ống uPVC hoặc ống dẻo LDPE.
Toàn bộ các thiết bị bộ tưới phun mưa cục bộ cho cây bơ
- Hệ thống lọc trung tâm
- Thiết bị hút phân
- Hệ thống đường PVC
- Hệ thống đường ống dẻo dẫn nước dọc hàng cây
- Đầu tưới phun mưa cục bộ
- Cọc gắn béc
- Phụ kiện khác: thiết bị đấu nối ống, van xả khí…
- Xem thêm: Tưới phun mưa cục bộ cho cây sầu riêng
Cắt tỉa cành vào tạo tán cho cây bơ
Nên thực hiện tỉa cành và tạo tán khoảng 2-3 lần/năm. Vào giai đoạn sau khi thu hoạch, sẽ cắt tỉa chồi của gốc ghéo cắt bỏ những cành sâu. Luôn tạo độ thông thoáng cho cây. Hoa năm đầu nên bỏ để cây bơ dòn sức cho những năm sau. Khi cây còn nhỏ cần chăm sóc đúng và khoa học để cây khi trưởng thành sẽ không bị sai mùa.
Những loại sâu hại phổ biến trên cây bơ
Các loại côn trùng thường gây hại cho cây bơ như kiến, rệp sáp, bọ xít, mọt đục thân… Mọi người khi trồng cần chú ý luôn để khu vườn luôn thông thoáng sạch sẽ, không tàn dư sau khi bơ đâu trái. Đặc biệt nên phun thuốc phòng ngừa bệnh
Thu hoạch
Định kỳ thu hoạch là khoảng 2-4 đợt. Cách nhận biết tới thòi điểm thu hoạch như:
- Khi có một vào quả già rụng
- Vỏ chín và chuyển màu tím sang màu xanh nhạt, độ bóng của quả bơ cũng thay đổi. Có nhiều u cám và sần sùi hơn.
- Khi lắc hột có âm thanh phát ra.
Tham khảo thêm: