Kỹ thuật trồng và chăm sóc Mít Thái

Kỹ thuật trồng Mít thái cho năng suất cao

Thời vụ trồng cây Mít thái

Cây Mít Thái khá dễ trồng và có thể trồng bất kỳ thời gian nào trong năm, tuy nhiên bà con nên trồng vào thời gian đầu mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 7 đối với các tỉnh phía nam, và trồng đầu xuân đối với các tỉnh phía Bắc để tận dụng khả năng tưới tự nhiên bằng nước mưa.

Kỹ thuật trồng cây Mít thái giống

Trước khi tiến hành kỹ thuật trồng cây Mít Thái cần phải làm đất bằng phẳng, xẻ rãnh sâu khoảng 30 đến 40 cm, đào hốc và đắp mô cao 40 – 70 cm và trồng cây lên mô đất. Đối với đất dốc 5% thì không cần đắp mô, chỉ đào hốc 40 x 40 x 40 cm và trồng sao cho mặt bầu ngang với mặt đất. Nếu trường hợp đất dốc hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40 và sâu 60cm rồi trồng thấp hơn mặt đất 20 – 30 cm.

Do Mít Thái cho quả sớm nên kỹ thuật trồng cây theo mật độ dày 3,5m x 3,5m hoặc 4m x 4m. Hoặc có thể trồng gốc cách gốc 5m ngay từ đầu. Trước khi trồng phải đào hố, bón lót. Đất xấu nên đào hố rộng 0,8 – 1m rồi bón lót 25 – 35kg phân chuồng hoai mục; 300 – 500g lân và 1kg vôi bột.

Còn nếu đất tốt nên đào hố rộng 0,7 – 0,8m; sâu 0,6 – 0,7m; bón lót 20 – 25kg phân chuồng hoai mục; 200 – 300gam lân và 0,5kg vôi bột. Chú ý, trước khi trồng khoảng một tuần phải trộn đều phân các loại cùng đất lấp đầy miệng hố trước.

Sau khi khai thác quả được 5 – 7 năm có thể chặt bỏ cây ở giữa để đảm bảo độ thông thoáng 7 – 8m một cây để cây tiếp tục phát triển cho các lứa sau.

Kỹ thuật chăm sóc cây Mít Thái

Chăm sóc Mít Thái phải hết sức cẩn thận, chăm chỉ. Ở giai đoạn mới trồng phải đậy phủ xung quanh gốc để hạn chế cỏ dại, chống xói mòn vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô. Nếu thấy đất khô hạn phải tưới thường xuyên 2 – 3 ngày/lần. Sau đó, giảm 4 – 5 ngày/lần. Từ năm thứ hai tưới vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn.

Mít là cây rất sợ ngập úng nên vào mùa mưa lũ phải kiểm tra kênh mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng. Đặc biệt phải thường xuyên làm cỏ quanh gốc cây để tạo thông thoáng thúc đẩy cây phát triển ổn định.

Kỹ thuật cắt tỉa cây Mít Thái

Nếu muốn cắt tỉa cây phải thực hiện từ khi cây cao khoảng 1m trở lên, khi cây chưa cho trái tỉa cành 2 – 3 lần/năm. Cây đã cho trái tỉa cành 1 năm/lần vào thời điểm thu hoạch trái xong. Khi tỉa bà con cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành tược, cành nhỏ mọc không đúng hướng, cành sâu bệnh.

Phòng trừ hiện tượng xơ đen

Cây Mít Thái thường hay vị xơ bị đen, da không bóng, trái lại xù xì, tối, sần. Trái mít vẫn lớn bình thường, nhưng khi thu hoạch, bổ ra xơ đen nên không có giá trị thương mại. Nguyên nhân của hiện tượng đen xơ là vào mùa mưa do mưa nhiều can xi trong đất bị hụt và cây mít hấp thu kém, dẫn đến Mít Thái thiếu can xi gây ra hiện tượng xơ đen.

Nếu thấy hiện tượng trên cần bổ sung can xi trước khi và lúc chúng ra hoa. Loại can xi tốt nhất là can xi lỏng phun lá và tưới gốc giai đoạn mít ra nụ và cứ định kỳ 2 tháng phun lại 1 lần nữa thì sẽ giải quyết vấn đề đen xơ này triệt để.

Kỹ thuật tưới Mít thái

Cây mít cần rất nhiều nước để nuôi trái, đặc biệt thời gian thụ phấn, tạo trái và khi làm múi.

Do đó, vấn đề đặt ra là người trồng cần chủ động được mấy vấn đề sau trong kỹ thuật tưới cho cây mít:

  • Tưới đủ lưu lượng
  • Tưới đúng thời điểm
  • Có thể kết hợp bổ sung dưỡng chất qua hệ thống tưới
  • Tưới từ từ để đất kịp ngấm, đồng thời không làm vỡ ụ trồng. Điều này rất khó nếu thực hiện theo phương pháp tưới thủ công kéo vòi tưới.

Phương pháp tưới phù hợp cho cây Mít Thái

Phương pháp tưới phun mưa cục bộ được đánh giá là phù hợp nhất cho cây Mít.

Khi cây còn nhỏ: mỗi cây gắn một béc có chức năng giới hạn phạm vi tưới sát gốc, vì khi này bộ rễ chưa phát triển, chỉ cần tưới ướt phạm vi đường kính tầm 50cm. Khi cây lớn sẽ điều chỉnh phạm vi tưới ướt lớn hơn.

Xem Thêm:

Lựa chọn béc tưới cho cây Mít

Cây Mít có nhu cầu nước tưới thường xuyên; tăng dần qua các năm và cần một lưu lượng nước ra đồng đều. Do đó cần chọn loại béc tưới có chức năng bù áp.

Từ khi mới trồng cây con đến khi cây phát triển, độ lan tòa (bán kính) của bộ rễ cây sẽ phát triển từ khoảng 0.5m đến đến trên 3m. Do đó cần chọn béc tưới có bán kính trên 3m, nhưng cần có chức năng giới hạn phạm vi tưới dưới 1m khi cây còn nhỏ.

Đặc biệt tuổi đời cây sầu riêng rất dài, có thể lên đến hàng chục năm, bà con cần đặc biệt quan tâm tới chất lượng và xuất xứ béc tưới. Béc tưới phải có tuổi thọ rất cao.

Hiện trên thị trường có khá nhiều loại béc tưới khác nhau, tuy nhiên phổ biến và được đánh giá là phù hợp nhất với các loại cây trồng lâu năm vẫn là các sản phẩm của Rivulis, điển hình như Rivulis S2000Rivulis Rondo.

Cả hai béc tưới này đều có các lựa chọn phù hợp cho tưới sầu riêng như:

  • Có chức năng bù áp
  • Có chức năng giới hạn bán kính
  • Chất lượng sản phẩm cao, tuổi thọ trên 10 năm
  • Có khả năng chống côn trùng thâm nhập
  • Có thể kết hợp với hệ thống đường ống uPVC hoặc ống dẻo LDPE.

Danh mục thiết bị cần thiết trong một hệ thống tưới phun mưa cục bộ

  1. Hệ thống lọc trung tâm
  2. Hệ thống thiết bị hút phân
  3. Hệ thống đường ống PVC
  4. Hệ thống đường ống dẻo LDPE dẫn nước dọc hàng cây
  5. Béc tưới phun mưa cục bộ
  6. Cọc gắn béc
  7. Và một số phụ kiện khác: thiết bị đấu nối ống, van xả khí…
Đánh giá
Cảm ơn quý bà con đã tham khảo. Nhà Bè Agri cung cấp các dịch vụ Tư vấn qua điện thoại, Khảo sát, Thiết kế, Phân tích hiệu quả dự án tưới, Báo giá thiết bị, Thi công lắp đặt hệ thống tưới. Xin vui lòng liên hệ Nhà Bè Agri

Để lại một bình luận