Mít Thái đang được trồng ồ át trên nền đất lúa tại ĐBSCL. Nếu không có giải pháp can thiệp, sự ồ ạt này sẽ dẫn đến kết quả thảm hại.

Thời gian gần đây, tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL bỗng rộ lên với phong trào trồng mít có nguồn gốc từ Thái Lan, gọi tắt là Mít Thái. Không chỉ được trồng xen trên các vườn cây, hay thay thế nhiều loại ây ăn trái khác. Thậm chí là được trồng ngay trên nền đất ruộng.

Nông dân trồng mít thái ồ ạt tại ĐBSCL
Cây mít được nhiều địa phương vùng ĐBSCL trồng ào ạt. Ảnh: Lục Tùng
Nông dân trồng mít thái ồ ạt
Mít được tận dụng trồng trên bờ kênh, mương. Ảnh: Lục Tùng

Theo thống kê chưa đầy đủ từ ngành nông nghiệp, hiện tổng diện tích mít Thái toàn vùng đã hơn 60.000 ha, tăng hơn gấp đôi so năm trước. Con số này đang tăng từng ngày bởi giá mít đang rất hấp dẫn trong khi giá nhiều loại cây trồng khác thường xuyên bấp bênh ở mức thấp.

Mít được trồng trên đất ruộng
Mà còn được trồng ngay trên nền đất lúa. Ảnh: Lục Tùng
Cây mít được trồng với mật độ khá dày
Mít được trồng với nhiều kỹ thuật khác nhau, trồng trên nền đất với mật độ dày. Ảnh: Lục Tùng
Đào mương trồng mít thái
Có nơi thì đào mương, đắp mô. Ảnh: Lục Tùng

Trong lúc nhiều loại nông sản đang rớt giá thì giá mít ở mức khá cao. Dao động 30.000-60.000 đồng/kg. Với giá này, nông dân có thể thu về tiền lãi lên đến 500 triệu, thâm chí 1 tỉ đồng/ha/năm. Thậm chí, nếu giá mít sụt xuống còn 15.000 đồng/kg thì nông dân vẫn lãi hơn so với trồng lúa.

Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, trước mắt, có thể cây trồng này mang lại lợi nhuận cao. Nhưng nếu không có giải pháp can thiệp kịp thời sự phát triển tự phát sẽ dồn đẩy nông dân đến chỗ thất bại.

Bởi cây mít cần đến 2 năm mới cho trái, trong khi đó, thị trường tiêu thụ chủ yếu của loại cây này là Trung Quốc, vốn có hạn và chứa đựng nhiều bất trắc. Vì vậy, khi thị trường này có vấn đề, nông dân sẽ tốn thời gian, tiền của để chuyển sang cây trồng khác.

Trong khi đó, do phát triển tự phát, nông dân sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức vượt khỏi giới hạn trị thức nông nghiệp có sẵn. Đó không chỉ là kỹ thuật mà còn là vấn đề chất lượng giống. Hiện phần lớn cây giống được mau theo dạng trôi nổi.

Mít được đầu tư hệ thống tưới bằng thiết bị điện
Phần lớn các điểm trồng mít đều đầu tư hệ thống tưới bằng thiết bị điện. Ảnh: Lục Tùng
Có an toàn khi dùng hệ thống tưới bằng điện cho cây mít
Nhưng vấn đề an toàn điện có quá nhiều nỗi lo. Ảnh: Lục Tùng
Nông dân trồng lúa đổi nghề trồng mít
Nhiều lão nông gắn bó với cây lúa giờ bắt đầu làm quen với cây mít. Ảnh: Lục Tùng

Theo Lục Tùng,

Báo Lao Động.

Đánh giá
Cảm ơn quý bà con đã tham khảo. Nhà Bè Agri cung cấp các dịch vụ Tư vấn qua điện thoại, Khảo sát, Thiết kế, Phân tích hiệu quả dự án tưới, Báo giá thiết bị, Thi công lắp đặt hệ thống tưới. Xin vui lòng liên hệ Nhà Bè Agri

Để lại một bình luận