Phân biệt van điện từ trong hệ thống tưới

Phân biệt van điện từ trong hệ thống tưới. Van điện từ hệ thống tưới thường được sử dụng, và đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống tưới hoàn toàn tự động.

Van điện từ thường được xuất hiện ở các cụm bơm, bộ điều khiển trung tâm, ở hê thống lọc tự động, cũng có thể được lắp trên đường ống ngoài các lô tưới.

Vậy đâu là vai trò của từng loại van, hãy cùng Nhà Bè Agri Phân biệt van điện từ trong hệ thống tưới.

Phan biet van dien tu trong he thong tuoiVan điện từ đóng mở tự động (on/off)

Van điện từ đóng mở (Electric valve, hay Solenoid valve), là loại van điện từ phổ biến và đơn giản nhất trong hệ thống tưới tự động. Van này chỉ đóng vai trò đóng và mở, giúp ngắt hoặc mở dòng nước đi qua hệ thống đường ống trong hệ thống tưới.

Cấu trúc van: Van điện từ Solenoid gồm thân van, cục solenoid điện từ nhận tín hiệu điện từ và thực hiện việc đóng, mở van.

Van điện từ Giảm áp (Pressure Reducing Valve, PRV).

Van giam ap BermadVan này thường kết hợp tính năng đóng, mở tự động và tính năng giảm áp. Van điện từ giảm áp giúp GIẢM SUẤT SAU VAN TỚI MỘT MỨC ÁP ĐƯỢC ĐỊNH SẴN. Ví dụ cụ thể: Áp suất trước van là 5 bar, chúng ta cần mức áp sau van là 3 bar, vậy chúng ta sử dụng va Giảm áp.

Cấu trúc van điện từ giảm áp gồm 4 thành phần chính: thân van, cục solenoid điện từ, thiết bị giảm áp, ống dẫn thủy lực. Thiết bị giảm áp là một thiết bị đặc biệt giúp điều chỉnh mức áp đi qua van, mức áp qua van được xác lập bằng cách điều chỉnh núm vặn. Van thường được gắn thêm đồng hồ đo áp trước và sau để xác hiển thị mức áp suất.

Ứng dụng van điện từ giảm áp:

Van điện từ giảm áp thường được dung trong trường hợp nào?

Van điện từ giảm áp thường được dung trong hầu hết các hệ thống tưới, tuy nhiên chúng thường được áp dụng phổ biến hơn trong một số trường hợp sau:

  • Hệ thống tưới có độ dốc xuống cao. Ở các hệ thống tưới có nguồn nước đặt trên cao, với độ dốc lớn áp suất phía dưới có thể rất cao, điều này dễ gây hiện tượng vượt áp, gây tổn hại đến đường ống, hoặc làm giảm độ chính xác, độ đồng đều của hệ thống tưới. Do đó van giảm áp thường được gắn trên các trục ống để giảm áp suất, giúp hệ thống tưới hoạt động an toàn, ổn định, và đồng đều hơn.
  • Hệ thống tưới nhỏ giọt với đường ống nhỏ giọt thành mỏng: ống nhỏ giọt thành mỏng (ví dụ độ dày thành ống chỉ 0.15mm hoặc 0.20mm), có mức áp suất hoạt động chỉ khoảng 0.8 đến 1.0bar, trong hệ đó áp suất trong đường ống chỉnh có thể lên tới 3bar, 5bar… Nếu không sử dụng van giảm áp rất dẫn đến hiện tượng vỡ nổ ống nhỏ giọt.
  • Thiết bị tưới không có tính năng bù áp (tự điều chỉnh lưu lượng nước tưới), tức các thiết bị béc tưới, đầu tưới nhỏ giọt, ống tưới nhỏ giọt không có tính năng bù áp. Với các thiết bị tưới này sẽ có mức độ chênh lệch lớn về lưu lượng khi có sự chênh lệch về áp suất. Do đó, van giảm áp thường được sử dụng giúp giảm áp suất ở những nơi có có áp suất cao quá về một mức áp thấp và cân bằng hơn.

Van điện từ điều áp, hay van điện từ duy trì áp (Pressure Sustain Valve, PSV)

Van dieu ap BermadVan này rất dễ gây nhầm lẫn bởi tên gọi của chúng (Van điều áp), nhiều người nhầm lẫn với Van giảm áp. Tuy nhiên thực tế nó khác biệt lớn với van giảm áp.

Van điện từ duy trì áp giúp DUY TRÌ ÁP SUẤT (TÍCH ÁP SUẤT) PHÍA TRƯỚC VAN, khi mức áp trước van đạt đến một mức nhất định van sẽ mở.

Còn Van điện từ giảm áp giúp GIẢM ÁP SUẤT (XẢ ÁP) PHÍA SAU VAN, khi mức áp suất trước van cao hơn mức áp yêu cầu, van sẽ xả bớt áp để đạt mức áp nhất định phía sau van.

Cấu trúc van điện từ duy trì áp: Van điện từ duy trì áp gồm 4 thành phần chính: Thân van, cục solenoid điện từ, núm điều chỉnh áp, dây dẫn thủy lực.

Ứng dụng van điện từ duy trì áp suât

Van điện từ duy trì áp suất thường được sử dụng trong một số trường hợp sau:

  • Sử dụng sau bơm, giúp bảo vệ bơm lúc khởi động. Khi mới khởi động bơm, khi này trong đường ống chưa có nước, nên bơm sẽ phải hoạt động quá mức để lấp đầy đường ống do đó bơm có thể bị cháy motor. Khi này van điện từ duy trì áp suất có chức năng ngăn lại dòng nước, giúp tích nước ngay sau bơm, đến khi áp đạt tới một mức cụ thể van mới mở một cách từ từ. Điều này giúp bơm nhanh chóng đạt đến mức độ ổn định, bảo vệ bơm.
  • Sử dụng trong các hệ thống tưới tần suất cao (tưới nhấp nháy). Hệ thống tưới tần suất cao là các hệ thống tưới có tần suất bật, tắt liên tục, thời gian tưới mỗi lần rất ngắn (ví dụ tưới dưa lưới, tưới cà chua…). Do tần suất tưới mỗi ngày cao (có thể hàng chục lần mỗi ngày), giả sử không có van tích áp, nước sẽ được tải và lấp đầy trong mạng lưới đường ống sau khi bật bơm. Thời gian tải nước và làm đầy ống từ bơm tới điểm cuối có thể mất hàng phút. Do đó sẽ có sự chênh lệch lớn về lưu lượng nước tưới giữa điểm đầu và cuối, nhân với số lần tưới trong ngày dẫn đến sự chênh lệch là rất lớn. Bạn có thể hình dung trường hợp này, van tích áp giống vai trò của đầu tưới nhỏ giọt chống rỉ.
  • Trong hệ thống lọc tự động. Hệ thống lọc tự động hoạt động dựa trên mức áp chênh lệch áp suất đầu vào ra và đầu ra của lọc. Ví dụ khi chênh lệch áp đầu vào và đầu ra là 0.5bar, lọc sẽ tự động xả rửa. Van trong hệ thống lọc tự động là van tích áp.

Một số loại van điện từ phổ biến

Trên đây, Nhà Bè Agri sơ bộ chia sẻ với bà con về Phân biệt van điện từ trong hệ thống tưới. Bà con, quý khách hàng quan tâm bất kì điều gì về van điện từ, nhà bè agri luôn sẵn lòng đồng hành, hỗ trợ.

 

Đánh giá
Cảm ơn quý bà con đã tham khảo. Nhà Bè Agri cung cấp các dịch vụ Tư vấn qua điện thoại, Khảo sát, Thiết kế, Phân tích hiệu quả dự án tưới, Báo giá thiết bị, Thi công lắp đặt hệ thống tưới. Xin vui lòng liên hệ Nhà Bè Agri

Để lại một bình luận