Cây mì (sắn) là một loại cây lương thực quan trọng, dễ tồng trọt nhưng cũng dễ bị tấn công bởi nhiều loại sâu bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng. Nhà Bè Agri sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về sâu bệnh cây mì và cách ngăn ngừa  để có thể để cây phát triển tốt nhất.

Cây mì được biết đến là cây kinh tế của người dân và là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình. Để có thể bảo vệ và chăm sóc tốt được cây mì thì người dân tham khảo về những nội dung mà Nhà Bè Agri trình bày dưới đây để có thể biết được thêm một số cách ngăn ngừa sâu bệnh và sử dụng những thiết bị hiện đại để có thể thay thế bạn chăm sóc cây mì.

Sâu Bệnh Cây Mì

1. Sâu Bệnh Cây Mì Phổ Biến

sau-benh-cay-mi-pho-bien
Sâu Bệnh Cây Mì Phổ Biến

Có rất nhiều loại sau bệnh gây hại cây mì, Nhà Bè Agri sẽ cho bạn biết được một số loài gây hại chủ yếu ở cây mì.

  • Rệp sáp ở cây mì: thường xuất hiện ở thân, lá, chồi cây mì và gây hại cho cây bằng việc ăn các bộ phận của cây mì làm hư hại, hỏng cây làm giảm năng suất cây. 
  • Bệnh thối rễ, thối củ: nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh này do chất lượng đất không tố và do người nông dân không chăm sóc tốt cây gây thiếu dinh dưỡng, từ đó làm xuất hiện các dấu hiệu của bệnh gây hư thối rễ và chết gây, mất sản lượng. 
  • Nhện đỏ ở cây mì: khi cây mì già và trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch sẽ thường xuất hiện nhện đỏ. Nó thường lan từ những chiếc cành lá ở dưới và lan rộng đến ngọn cây để hút những dưỡng chất trong cây gây chết cây và lâu dần cây sẽ bị khô héo.
  • Bệnh khảm trên lá mì: loại bệnh này rất nguy hiểm và thường cây chết cây trong thời kỳ cây vẫn đang sinh trưởng khỏe mạnh. Loại bệnh này phổ biến và dễ nhận biết bởi các chiếc lá xoắn lại, chuyển màu vàng xanh và nhăn nhúm.

2. Một Số Loại Sâu Bệnh Cây Mì Khác

cac-loai-sau-benh-khac
Các Loại Sâu Bệnh Khác

Ngoài những loại sâu bệnh phổ biến trên thì có một số loại sâu bệnh mà cũng thường xuất hiện và không quá nguy hiểm nhưng cũng gây khó chịu cho cây mì cũng như là người chăm sóc cây mì.

  • Sâu cuốn lá: chúng thường cuộn tròn lá mì và ẩn nấp ở trong đó, có thể ăn cành và lá của cây mì gây giảm khả năng sinh trưởng cho cây.
  • Bệnh đốm vòng: Xuất hiện những đốm tròn trên lá từ đó sẽ gây rụng lá và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
  • Bọn phấn: nó thường hút nhựa cây làm mất dinh dưỡng cây và còn tham gia trong việc gây ra các bệnh khác. Làm nhiễm thêm các loại bệnh khác trong khi hút dịch.

Cách Phòng Ngừa Sâu Bệnh Ở Cây Mì

1. Cách phòng ngừa sâu bệnh phổ biến

cach-phong-ngua-sau-benh-pho-bien
Cách phòng ngừa sâu bệnh phổ biến

Sử dụng giống cây chất lượng cao với khả năng chống chịu sâu bệnh là yếu tố then chốt giúp cây mì phát triển khỏe mạnh. Việc bón phân và tưới nước đúng cách, tuân theo quy trình chuẩn, sẽ không chỉ giúp cây sinh trưởng tốt mà còn phòng ngừa được nhiều loại bệnh.

Điều quan trọng nhất là cần luân canh cây mì với các loại cây trồng khác, giúp đất tái tạo dinh dưỡng. Việc luân canh không chỉ cải thiện chất lượng đất mà còn góp phần tăng năng suất và đảm bảo vụ mùa mì đạt hiệu quả cao.

2. Gợi Ý Thêm Cách Phun Thuốc

Ngoài những cách phòng ngừa phổ biến trên thì Nhà Bè Agri cũng sẽ đưa đến cho bạn một kỹ thuật phun thuốc cho cây tự động và không cần phải thực hiện nhiều việc. Béc Phun Thuốc Trừ Sâu có thể vừa giúp bạn tiêu diệt được sâu bệnh mà còn dễ dàng điều khiển.

Bec-phun-thuoc-tru-sau
Béc Phun Thuốc Trừ Sâu

Tầm Quan Của Việc Sử Dụng Béc Phun Thuốc Trừ Sâu

Béc phun thuốc trừ sâu là thiết bị quan trọng trong nông nghiệp, giúp kiểm soát sâu bệnh hiệu quả mà tiết kiệm thời gian và công sức. Người nông dân có thể dễ dàng điều chỉnh lượng thuốc và phạm vi phun theo nhu cầu, đảm bảo thuốc được phân bổ đồng đều.

Đặc Điểm và Lợi Ích Béc Phun Thuốc Trừ Sâu

  • Béc phun thuốc trừ sâu có khả năng phun đều trên diện rộng với lưu lượng từ 40-60 lít/giờ, đảm bảo thuốc được phân phối đồng đều trên toàn bộ cây trồng.
  • Kích thước hạt thuốc nhỏ giúp chúng dễ dàng bám vào bề mặt lá và thân cây, đảm bảo thuốc được phân bổ đều đặn và phát huy tối đa.
  • Thiết kế của béc phun rất nhẹ và dễ dàng di chuyển, cho phép nông dân linh hoạt trong quá trình sử dụng, phù hợp với nhiều địa hình.
  • Ngoài ra, béc phun còn có độ bền cao, chịu được thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng hoặc gió mạnh, giúp tăng tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì, thay thế.

Hình Thức Tưới  Phun Xịt Thuốc Trừ Sâu Phổ Biến

Hai phương pháp phổ biến là phun tự động và bơm cao áp. Hệ thống phun tự động tiện lợi nhưng khó phun dưới tán lá, trong khi bơm cao áp linh hoạt hơn, phù hợp với cây có tán lá.

Một Số Sản Phẩm Cần Dùng Trong Béc Phun Thuốc 

  • Ống PVC Dekko
  • Cọc gắn béc tưới NBA
  • Ống LDPE Dekko
  • Van điện từ Bermad IR-21T

Trồng và Chăm Sóc Cây Mì

1.Chọn Giống Và Đất Trồng Phù Hợp

chon-giong-va-dat-trong-phu-hop
Chọn Giống Và Đất Trồng Phù Hợp

Cây mì là giống cây trồng rất nhanh lớn, dễ dàng chăm và trồng rất đơn giản. Nhưng nếu bạn muốn cây có nhiều củ và sản lượng lớn thì nên biết lựa chọn những loại tươi, không hư hỏng, mốc cũng như là rõ ràng về nguồn gốc của nó. Còn về đất trồng thì là phần cũng quan trọng không kém vì là cây thu hoặc củ nên đất phải tơi xốp, đủ dinh dưỡng để có thể ra nâng cao được năng suất cho người nông dân.

2.Chăm Sóc Cây Mì

Ngoài việc lựa chọn giống và chọn đất cho cây mì, bạn còn phải chăm sóc tưới nước cho cây mì để cây có thể được phát triển đầy đủ. Nhà Bè Agri gợi ý cho bạn Kỹ Thuật Tưới Mì Tự Động để bạn có thể cung cấp nước cho cây mì dễ dàng và hiệu quả.

ky-thuat-tuoi-mi-tu-dong
Kỹ Thuật Tưới Mì Tự Động

Kỹ Thuật Tưới Mì Tự Động Là Gì?
Tưới mì tự động sẽ giúp bạn giảm thiểu tình trạng phải tưới cây mì nhiều lần trong những tháng đầu mới trồng cây. Vì ở thời điểm này cây mì đang cần phải cung cấp nhiều nước để cây có thể lớn. Với kỹ thuật tưới mì tự động này cây của bạn sẽ được cung cấp nước đầy đủ thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt và cây sẽ đủ lượng nước, độ ẩm để có thể phát triển tốt.

Lợi Ích Tưới Mì Tự Động

  • Hệ thống tưới mì tự động dễ dàng sử dụng và tiết kiệm chi phí, giúp bạn có thể vận hành trong nhiều vụ mùa mà không cần thay đổi.
  • Bên cạnh đó, hệ thống này còn hỗ trợ trong việc bón phân, đảm bảo dinh dưỡng được phân phối đồng đều và nhanh chóng đến từng cây, giúp cây trồng phát triển tốt hơn.

Mô Hình Chủ Yếu Tưới Nhỏ Giọt Cho Cây Mì

Mô hình tưới nhỏ giọt dọc theo luống là một giải pháp phổ biến và hiệu quả cho việc trồng cây mì. Hệ thống này bao gồm nguồn nước từ giếng khoan hoặc ao hồ, nước sẽ được dẫn qua hệ thống ống PVC tới vườn cây. Sau đó, từ các ống chính, nước sẽ chảy đến từng cây qua hệ thống ống nhỏ giọt.

Bà con nên lưu ý khi trồng luống đôi, khoảng cách giữa các tim luống nên giữ khoảng 1.6m. Sử dụng ống nhỏ giọt có đường kính 16mm, lỗ nhỏ giọt cách nhau 20cm, với lưu lượng từ 1.4 đến 2.0 lít/giờ.Lượng nước tưới trung bình cho hệ thống tưới nhỏ giọt có thể đạt từ 10mm đến 15mm mỗi giờ, đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho cây trồng mà không gây lãng phí nước.

Vật Phẩm Cần Dùng Trong Kỹ Thuật Tưới Mì Tự Động

  • Ống Tưới Nhỏ Giọt Olympia Violet
  • Ống xẹp PE Driptec
  • Ống xẹp PVC Driptec
  • Ống PVC Dekko
  • Súng tưới Sky41
  • Béc tưới cánh đập 21m

Kinh Phí Lắp Đặt

Nhà Bè Agri sẽ tính giúp bạn chi phí lắp đặt hệ thống tưới mì tự động trên 1ha. Dự tính chi phí khoảng từ 15 – 25 triệu, tuỳ theo diện tích và các phụ kiện bạn dùng mà lắp đặt mà chi phí có thể tăng hoặc giảm. Hãy liên hệ ngay với Nhà Bè Agri nếu bạn có nhu cầu hoặc thắc mắc gì ngay nhé!

Kết Luận

Với những nội dung mà Nhà Bè Agri chia sẻ cho bạn, bạn có thể biết được các loại sâu bệnh cây mì và từ đó tìm ra giải pháp tốt nhất để có thể ngăn ngừa được sâu bệnh, giúp cây phát triển tốt. Công nghệ hiện đại mang lại sự tiện lợi, giúp bạn chăm sóc và bảo vệ cây trồng một cách hiệu quả nhờ vào những kỹ thuật tiên tiến. Hãy liên hệ ngay với Nhà Bè Agri nếu bạn có nhu cầu hoặc thắc mắc gì ngay nhé!

Đánh giá
Cảm ơn quý bà con đã tham khảo. Nhà Bè Agri cung cấp các dịch vụ Tư vấn qua điện thoại, Khảo sát, Thiết kế, Phân tích hiệu quả dự án tưới, Báo giá thiết bị, Thi công lắp đặt hệ thống tưới. Xin vui lòng liên hệ Nhà Bè Agri

Để lại một bình luận