Cây cà chua bạch tuộc (Solanum lycopersicum “Octopus”) là một trong những loại cà chua độc đáo được nhiều người săn đón trong thời gian gần đây. Sự kết hợp giữa cây cà chua và hình dáng của bạch tuộc đã tạo nên một loài cây không chỉ thu hút với bởi hình dáng khác lạ mà còn là sự vượt trội về năng suất quả mang lại. Vậy cây cà chua bạch tuộc có đặc điểm là gì? Điều kiện phát triển ra sao? Cùng tìm hiểu tất tần tật về cây cà chua bạch tuộc qua bài viết dưới đây của Nhà Bè Agri nhé!
Mục lục
Đặc điểm của cà chua bạch tuộc
Cây cà chua bạch tuộc là loại cây có khả năng sinh trưởng mạnh, cao lớn, năng suất và kháng bệnh cao. Chiều cao thường đạt 5m, đường kính lan nhánh của chúng khoảng 50 m² và có khoảng 5 – 6 quả cà chua trên một chùm. Cà chua bạch tuộc có thể ra quả trong khoảng 15 năm, sẽ bắt đầu đậu quả vào năm thứ hai sau khi trồng.
Hình dáng và kích thước cây
- Chiều cao: Cây cà chua bạch tuộc có thể đạt chiều cao từ 3m đến 4m, thậm chí còn có thể cao hơn trong điều kiện lý tưởng.
- Tán cây: Khả năng phủ rộng ấn tượng, có thể bao phủ diện tích từ 40 đến 50m2.
- Cấu trúc: Thân cây mềm dẻo, có khả năng leo và bám vào các giàn đỡ.
Khả năng sinh trưởng và năng suất
- Thời gian sinh trưởng: Cây có khả năng ra quả liên tục trong suốt quá trình phát triển.
- Tuổi thọ: Một cây cà chua bạch tuộc có thể cho quả trong khoảng 15 năm.
- Năng suất: Cao hơn so với các giống cà chua thông thường, nhờ vào khả năng phát triển mạnh mẽ và thời gian ra quả kéo dài
Điều kiện phát triển của cà chua bạch tuộc
Thời vụ
Cây cà chua bạch tuộc có thể trồng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm là vụ xuân hè (tháng 3-4), vụ sớm (tháng 8), vụ chính (tháng 10), và vụ muộn (tháng 11). Tuy nhiên chúng được trồng chủ yếu vào cuối mùa đông hoặc những ngày đầu mùa xuân.
Đất trồng
Đất trồng lý tưởng cho cây cà chua phải giàu mùn hữu cơ, tơi xốp, dễ thoát nước, sạch mầm bệnh và có độ pH từ 6.2 – 6.8.
Nếu trồng trên đất đã trồng các loại rau củ khác trước đó thì bạn cần cải tạo bằng cách phơi nắng, rắc vôi khi đất không cân bằng độ pH, thêm Trichoderma để phòng ngừa bệnh. Sau đó, thêm đất và thêm phân hữu cơ để cải thiện đất.
Ánh sáng
Cà chua bạch tuộc là cây ưa sáng, vì thế mà vị trí trồng tốt nhất cho cây là nơi có đầy đủ ánh nắng mặt trời, đảm bảo ít nhất 6 – 7 tiếng/ngày.
Kỹ thuật trồng cây cà chua bạch tuộc cho năng suất, chất lượng cao
Chuẩn bị đất trồng: Cà chua bạch tuộc là loại cây dễ trồng và có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất, đặc biệt là các loại đất giàu mùn và khoáng. Tuy nhiên để cây cà chua bạch tuộc phát triển tốt nhất bạn nên trộn thêm cho đất phân trùn quế, phân bò qua xử lý, xơ dừa. Các loại men vi sinh giúp diệt trừ các vi sinh vật gây hại. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng đất trộn sẵn của TROPICAL như Đất Organic Trồng rau Tropical Pro.
Gieo hạt: Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi : 3 lạnh), sau 4 tiếng vớt ra ủ trong khăn giấy ẩm. Sau khi thấy hạt nứt nanh sẽ vùi vào khay ươm. Khoảng 3 – 4 ngày cà chua sẽ nảy mầm. Tưới nước cho cây con liên tục 1 tuần mỗi ngày 2 lần, loại bỏ những lá bệnh và úa vàng giúp phòng bệnh nấm cho cây.
Trồng ra chậu hoặc ra luống đã chuẩn bị sẵn: Sau khoảng 25 – 30 ngày cây đã phát triển cao và khỏe chúng ta tiến hành trồng ra luống đã chuẩn bị hoặc chậu lớn. Tưới nước đầy đủ và có thể bỏ thêm phân trùn quế 1 tuần/lần. Khi cây lớn chúng ta phải làm thêm giàn leo giúp cây leo và phát triển tốt nhất.
Chăm sóc cây cà chua bạch tuộc sau khi trồng
Tưới nước: Sau khi trồng phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày tưới 2 lần vào buổi sáng và chiều đến khi cây bén rễ thì 2 – 3 ngày tưới 1 lần đặc biệt trong giai đoạn khi cây ra hoa đậu quả là thời điểm cây cần nhiều nước nhất, lúc cây cần tưới nhiều nước nên đất luôn phải được giữ ẩm.
Do đó để đảm bảo tính chính xác cũng như tiết kiệm nhân công, thời gian bạn có thể tham khảo hệ thống tưới nhỏ giọt tự động của Nhà Bè Agri giúp tăng hiệu quả và năng suất cây trồng một cách tốt nhất.
Làm giàn: Khi cây được 1 tháng tuổi thì tiến hành làm giàn để nâng đỡ nhánh cây giúp cây phát triển và lan rộng nhánh. Giàn thường cao 2m được làm bằng nhiều vật liệu từ cọc tre, cọc gỗ đến ống nhựa… sau đó nên dùng dây nhựa hoặc dây rút để cố định các nhánh lên giàn giúp chúng định hình và bò được trên giàn mà không bị rơi xuống..
Làm cỏ, vun xới: Làm sạch cỏ dại trong chậu, dùng cào xới nhẹ đất và vun gốc cho cà chua để tăng độ thông thoáng giúp bộ rễ phát triển khỏe mạnh.
Bón thúc: Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng. Cà chua bạch tuộc cần nhiều dinh dưỡng để phát triển, các chất khoáng cần thiết với cà chua bạch tuộc là như Kali, Kẽm, Đồng, Đạm và Photpho. Bón phân hữu cơ trùn quế 1 lần/tuần, bổ sung thêm trấu hun, đạm cá.
Cắt tỉa và tạo tán: Loại bỏ lá úa vàng và sâu bệnh để tăng độ thông thoáng của bụi cà chua trong vườn. Phần dưới gốc chỉ giữ lại thân chính và 2 – 3 nhánh phụ, cắt tỉa những nhánh phụ khác ở từ gốc đến giàn để cây dưỡng sức phân nhánh trên giàn. Cắt bỏ hoa, đến khi cây phủ nhánh kín giàn thì mới để cây ra hoa đồng loạt nhằm hướng đến chiều cao và độ rộng lý tưởng nhất cho cây.
Xem thêm: