Theo VOV – Thưa quý vị và bà con. Tưới nước cho cây trồng là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Là một trong những biện pháp thâm canh được nhiều bà con ở vùng cây chuyên canh cây công nghiệp, rau màu, cây ăn trái đặc biệt quan tâm.
Từ xưa cha ông ta đã có câu “Nhất nước – nhì phân – tam cần – tứ giống”, để tưới nước có hiệu quả cần chọn phương pháp tưới phù hợp với từng loại cây trồng, điều kiện đất đai, điều kiện địa hình và nguồn nước. Hiện nay trước tình trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, chúng ta đang đứng trước một nguy cơ rất lớn, đó là thiếu nước sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất. Chính vì thế, ngày càng nhiều hộ nông dân, các trang trại quan tâm hơn tới việc đầu tư một hệ thống tưới tiêu để tiết kiệm nước, tiết kiệm nhân công mà nổi bật là hệ thống tưới phun mưa. Tuy vậy, đây là lĩnh vực mà nhiều bà con nông dân còn cảm thấy mới mẻ bởi vẫn còn tưới theo phương pháp thủ công, truyền thống cũng như không dễ dàng tìm được nhà cung cấp hệ thống thiết bị đồng bộ, chuyên nghiệp.
Đó là nội dung được phản ánh trong bài “Thị trường thiết bị đầu tưới nông nghiệp lắm bộn bề” của phóng viên chương trình. Mời quý vị và bà con cùng nghe.
Phương pháp kỹ thuật tưới phun mưa đang được phát triển mạnh trên thế giới, nhất là các nước có nền nông nghiệp phát triển thì kỹ thuật tưới phun mưa đã được sử dụng trên 90% diện tích trồng trọt. Ở Việt Nam những năm gần đây kỹ thuật tưới phun mưa cũng đang được triển khai. Đó là việc sử dụng máy bơm nước cột áp cao, kèm theo ống dẫn và béc phun tạo mưa. Đây là phương pháp tưới hiện đại, có tác dụng ở nhiều mặt, cả về việc tạo độ ẩm cho đất và làm mát cho cây, kích thích sinh trưởng cho cây, và đặc biệt có thể tiết kiệm từ 30-50% khối lượng nước so với phương pháp tưới tràn theo rãnh, tưới vòi phun máy bơm. Năng suất lao động cao do quá trình tưới được tự động hóa, có thể năng suất tăng vài lần so với phương pháp tưới thông thường; đồng thời phương pháp này cho phép dùng phân hóa học, phân bón đã hòa tan trong nước, hoặc phân bón dạng hạt để rải xuống mặt ruộng một cách đều và hiệu quả hơn. Tiết kiệm nước rất nhiều, hệ thống sử dụng nước đạt hiệu suất từ 90-95% và rất có ý nghĩa với vùng hiếm nước hay lấy nước khó khăn. Tưới phun có thể cho phép tưới chính xác vùng diện tích cần tưới với đúng lưu lượng yêu cầu và đảm bảo tính hiệu quả của lượng nước tưới, mặt khác lại thỏa mãn nhu cầu sinh lý của cây trồng về nước cũng như lớp đất có bộ rễ cây hoạt động và bề mặt lá đều được tưới và làm sạch bụi bám, rất hữu ích cho sinh trưởng – phát triển của cây; Điều hòa tiểu khí hậu, chống nóng – lạnh – sương muối cho cây trồng; và có thể thực hiện trên vùng đất dốc, địa hình phức tạp.
Một số vùng chuyên canh cây công nghiệp, nhất là khu vực miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên đã và đang triển khai phương pháp tưới hiện đại, hiệu quả và tiết kiệm nước cũng như nhiều khoản chi phí phát sinh khác này. Tuy nhiên tìm được nhà cung cấp thiết bị đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp thì không đơn giản, nhất là đối với đại đa số các hộ nông dân. Mặt khác do lo ngại chi phí đầu tư ban đầu để đầu tư hệ thống tưới tương đối lớn, đặc biệt nếu sử dụng những thiết bị của những nước tiên tiến, và nguồn cung còn hạn hẹp nên phần lớn bà con mua thiết bị của TQ, ĐL, và cả của Việt Nam ở các chợ, về tự thiết kế, lắp đặt, và đương nhiên sẽ không có dịch vụ hậu mãi đi kèm như đảm bảo độ bền, mật độ tưới, bảo hành – bảo trì.
Anh Nguyễn Minh Đức, cán bộ tại công ty Nông nghiệp Nhà Bè – Tp. HCM, nhà phân phối chính thức sản phẩm thiết bị đầu tưới hàng đầu thế giới của hãng Nelson Hoa Kỳ kể: “Công ty Bò sữa Tp. HCM có cánh đồng trồng cỏ rộng chừng 200ha ở huyện vùng ven Củ Chi đã sử dụng 50% thiết bị tưới của Trung Quốc nhưng mật độ tưới không đều, nên thiết bị tưới phải xếp ken dày, dẫn tới chi phí đường ống lớn, chi phí đầu tư lên tới 35 triệu / héc ta. Khi công ty nông nghiệp Nhà Bè tới khảo sát và đưa ra giải pháp dùng thiết bị đầu tưới của Nelson theo cự ly 20m mới đặt một thiết bị đầu tưới trong khi thiết bị đang sử dụng thì cứ 8m phải đi một đường ống và đặt một thiết bị tưới, mức chi phí giảm chừng xuống còn 27 triệu trên một héc ta đã bao gồm đầy đủ dịch vụ bao gồm khảo sát – đo đạc – tư vấn – thiết kế – và giám sát đơn vị thi công. Hay một vườn lan ở Củ chi, chủ vườn đã từng đầu tư cho hệ thống tưới tới 8 triệu đồng / 1000m2, mức chi phí rất cao bằng thiết bị tưới Trung Quốc. Với công ty nông nghiệp công nghệ cao, trang trại lớn thì có thể đầu tư được, nhưng đối với hộ nông dân bình thường, bỏ ra 8 triệu đồng / 1000m2 thì là một chi phí rất lớn”. Anh Đức cho biết thêm “Bà con đang gặp nhiều trở ngại trong việc ứng dụng đầu tưới công nghệ cao vào canh tác nông nghiệp, bà con quan niệm đó là một dạng chi phí. Thực ra, công việc tưới diễn ra hàng ngày và tưới theo hình thức nào, thì bà con cũng đều phải chi phí, bỏ tiền dầu, máy bơm, nước, chi phí nhân công, đặc biệt ở những khu vực canh tác lớn, ví dụ như ở khu vực Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, có những hộ dân canh tác lên tới vài chục héc ta thì đến mùa tưới, bà con gặp rất nhiều khó khăn trong việc thuê mướn nhân công và thậm chí nhân công lúc này rất là cao, đó cũng là những chi phí rất lớn. Trong khi đó, việc áp dụng một hệ thống tưới hiện đại thì đúng là bà con cần thiết phải thay đổi suy nghĩ, đó không phải là chi phí, mà là một nguồn đầu tư, từ việc đầu tư này, sẽ giúp bà con giảm thiểu chi phí phát sinh hàng ngày, hàng năm. Bên cạnh đó, cũng còn rất nhiều những hạn chế khác, đơn cử như việc thị trường của chúng ta hiện tại đang bị thiếu, vì rõ ràng bà con muốn tiếp cận tới một công nghệ tưới tốt, bà con cũng đang gặp khó khăn, những sản phẩm tốt hiện chưa có sẵn trên thị trường, bên cạnh đó hầu hết những sản phẩm chất lượng thấp lại đang tràn ngập thị trường. Chi phí đầu tư một hệ thống tưới của Trung Quốc – Đài Loan, hoặc thậm chí của VN có thể lên tới 50 – 80 triệu thậm chí còn hơn cho mỗi héc ta (bởi những thiết bị này bán kính ngắn, cần nhiều đường ống và công lắp đặt) thì đó quả thực là một trở ngại rất lớn, vì thị trường chưa thực sự mở, thông tin bà con cũng chưa được biết nhiều.”
Một trong những trở ngại trong việc ứng dụng thiết bị tưới tự động vào canh tác nông nghiệp ở VN nữa là hiện nay năng suất canh tác còn kém, giá trị sau thu hoạch chưa cao, điều kiện tài chính eo hẹp, việc tiếp cận nguồn vốn khó khăn, nên các hộ nông dân, nếu có đầu tư chi thiết bị tưới nông nghiệp thì phần lớn cũng chỉ dừng ở mức chắp vá, không có sự đồng bộ, chính vì vậy sẽ phát sinh chi phí lớn về sau này như chi phí bảo trì, chi phí vận hành, thay thế. Trong khi so sánh việc việc đầu tư cho hệ thống tưới đồng bộ, thiết bị hiện đại của những hãng lớn như Nelson – Hoa Kỳ (được thành lập từ năm 1911 và bắt đầu nghiên cứu, sản xuất thiết bị đầu tưới nông nghiệp từ 1972 tới nay) thì không phải là đắt, mặt khác lại có các chế độ hậu mãi đi kèm, như tư vấn, khảo sát, đo đạc, thiết kế và giám sát thi công đường ống. Chẳng hạn như mới đây, có một hộ nông dân ở Đơn Dương, Lâm Đồng trồng 3000m2 khoai tây nhưng công ty Nông nghiệp nhà bè, đơn vị phân phối đầu tưới Nelson vẫn đi khảo sát, vẽ mô hình, lắp đặt vì theo tiêu chuẩn của Nelson thì mọi khách hàng phải nhận được đầy đủ dịch vụ từ nhà phân phối. Anh Đức chia sẻ “Điểm mạnh của thiết bị tưới tự động Nelson là có khả năng tưới rất đồng đều , dùng công nghệ xoay 360 độ – công nghệ Rotator và khả năng tưới đều 100% trong phạm vi bán kính tưới, kết hợp với đó là khả năng bán kính tưới rất lớn, bán kính phổ biến sử dụng là khoảng từ 12 – 15m, còn loại lớn nhất – dòng Big gun có thể đạt bán kính tưới lên 100m, cũng có những thiết bị bán kính nhỏ hơn phù hợp cho tưới rau, tưới hoa hoặc vườn ươm, tưới nhà kính thì thường có bán kính từ khoảng 5-10m. Từ hai điểm mấu chốt, là tưới đều và bán kính lớn thì sẽ tạo ra một khoảng dãn cách giữa các đầu tưới là tương đối lớn, có thể lên tới 20m. Mặc dù được bố trí xa như vậy, nhưng khả năng tưới giống như một cơn mưa tự nhiên vẫn diễn ra trong phạm vi vùng tưới. Điểm mạnh nữa, đó chính là khả năng hoạt động, áp suất yêu cầu thấp (một máy bơm tưới được nhiều diện tích hơn), lưu lượng vừa phải để khả năng tiếp nhận của đất phù hợp. Đất tiếp nhận nước ở mức 2mm/giờ là phù hợp, thiết bị tưới của Nelson cho lưu lượng nước ở mức 1,5 – 3,8mm/giờ, trong khi đó nếu bà con dùng phương pháp tưới dí (tưới bằng vòi bơm) thì lưu lượng lên tới 8mm/giờ tức gấp 4 lần so với khả năng tiếp nhận, lượng nước dư thừa này sẽ bị trôi đi. Một điểm mạnh nữa của thiết bị tưới Nelson đó là độ bền, người ta đã chứng minh được, độ bền của thiết bị tưới Nelson tương đương với khoảng 10,000 giờ hoạt động liên tục, có thể đạt tới độ bền 20-25 năm. Bên cạnh đó, sự đa dạng về sản phẩm và phụ kiện đi kèm có thể đáp ứng được gần như mọi nhu cầu về tưới nông nghiệp.
Ngoài ra hiện nay vào mùa khô, các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở VN nhất là ở vùng Tây nguyên đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng cả nguồn nước mặt cũng như nước ngầm do nhiều nguyên nhân như do biến đổi khí hậu, tình trạng rừng bị chặt phá, xây dựng các công trình thủy điện… Theo một thống kê thì trong 2-3 năm trở lại đây muốn đào một giếng khoan để lấy nước tưới thì bà con phải đào từ 60-70m trong khi đó so với thời gian trước thì chỉ cần đào từ 30-35m theo anh Đức thì đó là ở tầm vĩ mô, ngoài tầm kiểm soát của các hộ nông dân. Tuy vậy có những vấn đề thuộc về tập quán canh tác – tưới tiêu thì bà con có thể thay đổi đó và việc áp dụng một hệ thống tưới nước hiện đại để tiết kiệm nguồn nước. Anh Minh Đức nói thêm, “Có một bài báo đã thống kê, trên Đắk Lắk có tới 73% hộ dân tưới dư nước cho cây cà phê, ví dụ cây cà phê vào mùa khô có thể 20-25 ngày tưới một lần, tuy nhiên nếu có điều kiện thì 15 ngày tưới một và mỗi lần tưới lên tưới khoảng 400 lít nước, đến 500 lít (tùy từng giai đoạn phát triển – con số nêu ra đây là số trung bình). Nhưng thực tế, nhiều bà con tưới lên tới 600 lít, thậm chí lên tới 900 lít hoặc cả 1 khối nước cho mỗi gốc cà phê. Vậy tính ra, mỗi héc ta trồng khoảng 1,000 gốc riêng ở vùng Tây Nguyên có khoảng 550,000 héc ta thì lượng nước cần thiết để tưới cà phê là rất lớn, và tỉ lệ thất thoát, lãng phí nước là rất lớn. Hiện tượng thiếu nước ở Tây nguyên một phần do các hiện tượng tự nhiên, nhưng một phần cũng do hiện tượng tưới nước lãng phí như kể trên. Thực tế, bà con cần định lượng được lượng nước cần tưới cho mỗi gốc cà phê, và tưới trong vòng thời gian bao lâu là đủ, tuy nhiên tưới theo phương pháp truyền thống thì rất khó định lượng. Nguyên nhân này có thể khắc phục được, trên thực tế, khi bà con áp dụng một công nghệ tưới phù hợp sẽ giúp cho việc phân bổ nguồn nước trải đều trong phạm vi cần tưới (phạm vi rễ cây hoạt động), đồng thời giúp cho khả năng tiếp nhận nước của lớp đất mặt một cách từ từ, bà con nên sử dụng một hệ thống tưới phun mưa cho cây cà phê. Đây là phương pháp tưới tạo ra những cơn mưa nhân tạo”.
Cảm ơn quý bà con đã tham khảo.
Nhà Bè Agri cung cấp các dịch vụ Tư vấn qua điện thoại, Khảo sát, Thiết kế, Phân tích hiệu quả dự án tưới, Báo giá thiết bị, Thi công lắp đặt hệ thống tưới.
Xin vui lòng liên hệ Nhà Bè Agri