Khi mà chúng ta áp dụng phương pháp tưới tràn thì rất nhanh nhưng phương pháp tưới tràn cũng mang rất nhiều nhược điểm ví dụ: rất lãng phí nước, đóng váng ở lớp mặt làm nghẹt rễ vì thiếu ô xy, đẩy dưỡng chất xuống dưới tầng nước ngầm hoặc xuống sâu hơn mà không nằm trong tầng đất mà rễ cây phát triển nên rễ cây không hút được dinh dưỡng còn gọi là hiện tượng rửa trôi dinh dưỡng, rồi hiện tượng phá vỡ kết cấu đất xảy ra….
Hiện này nên áp dụng các hình thức tưới tiết kiệm nước hay còn gọi là tưới khoa học ví dụ
như tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa cho cây Thăng Long. Tưới nhỏ giọt thường áp dụng trong điều kiện nguồn nước rất hạn chế – hình thức này được áp dụng rất thành công ở Isarel, và rất tiết kiệm nước. Còn trong điều kiện tốt hơn, chúng ta nên dùng phương pháp tưới phun mưa. Tưới phun mưa giúp thay đổi độ ẩm của không khí, đặc biệt ở Bình thuận, khi mùa khô đến, ẩm độ của không khí rất thấp (còn gọi là hạn không khí) sẽ rất ảnh hưởng đến cây trồng. Kể cả vùng trồng hồ tiêu ở Tánh Linh, Đức Linh đến mùa ra hoa mà bị khô hạn mà nếu chúng ta chỉ tưới dưới gốc không thì chúng ta sẽ không cải thiện được ẩm độ trong khi đó quá trình thụ phấn, ra hoa kết trái ở cây hồ tiêu phụ thuộc vào ẩm độ rất nhiều nên việc tưới phun mưa giúp cải thiện ẩm độ rất nhiều giúp cho thụ phấn tốt hơn. Nên tốt nhất, bà con có thể áp dụng cả hai phương pháp phun mưa và nhỏ giọt.
Theo Tiến Sỹ Nguyễn Đăng Nghĩa