Các loại giống mía thường gặp ở nước ta

Cac loai giong mia
Các loại giống mía

Cây mía là một trong những cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, được trồng phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia nhiệt đới trên thế giới. Với khả năng thích nghi tốt, tốc độ sinh trưởng nhanh và nhiều công dụng, cây mía đã trở thành nguồn kinh tế của nhiều người dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh thuộc Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nam Bộ cũng là những vùng trồng mía trọng điểm. Vậy các loại giống mía thường gặp ở nước ta và vùng trồng thích hợp của những loại giống đó là vùng nào? Cùng Nhà Bè Agri tìm hiểu tất tần tật thông tin về các loại giống mía qua bài viết dưới đây.

Các loại giống mía thường gặp ở nước ta

Giống mía ROC 10 – các loại giống mía

  • Nguồn gốc: Đấy là một trong các loại giống mía được trồng chủ yếu ở nước ta. Loại giống này được nhập  từ Đài Loan.
  • Đặc điểm: Thân màu vàng lục, có nhiều sáp, màu xanh mốc. ROC 10 nảy mầm tốt, đẻ nhánh khoẻ. Giai đoạn đầu sinh trưởng chậm về sau sinh trưởng nhanh. Không nhiễm bệnh than, có sức đề kháng tốt đối với các bệnh về lá tốt. Giống có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với đất tốt, đủ ẩm, trình độ thâm canh cao. Sinh trưởng mạnh, phù hợp đất đỏ bazan, kháng sâu bệnh tốt.
  • Vùng trồng thích hợp: Chủ yếu là trồng ở các tỉnh phía nam và Tây Nguyên

Giống Mía Comus – các loại giống mía

  • Nguồn gốc: Được nhập khẩu từ Australia 
  • Đặc điểm: Thân to, thẳng, lóng hình trống nối nhau dích dắc, màu xanh ẩn tím. Lá mía Comus rộng, mềm, màu xanh thẫm và ít lông. Nảy mầm và đẻ nhánh sớm. Ra hoa muộn, tỷ lệ cây ra hoa thấp. Khả năng để gốc trung bình. Khả năng chịu hạn kém. Dễ bị sâu bệnh.
  • Vùng trồng thích hợp: Hiện được trồng chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ của nước ta..

Giống F154 – các loại giống mía

  • Nguồn gốc: Giống mía F154 được nhập khẩu từ Đài Loan vào năm 1975. Sau đó, được viện nghiên cứu mía đường đã nghiên cứu tuyển chọn và được trồng ở vùng mía các tỉnh miền Đông Nam bộ và một số nơi khác.
  • Đặc điểm: Cây mía F154 phát triển thẳng, lóng hình ống chỉ, màu tím và phủ đầy sáp. Ưu điểm của giống này là đẻ mầm sớm, tái sinh mạnh, chịu hạn tốt và có thể trồng ở nhiều điều kiện khí hậu khác nhau, khả năng chống bệnh tốt. 
  • Vùng trồng thích hợp: Giống mía F154 hiện đang trồng nhiều ở Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai, Ninh Thuận và miền Tây Nam bộ. Lưu ý, đặc tính của giống mía F154 là giống mía ra hoa mạnh, nên khi mía trổ cờ phải thu hoạch ngay. Để quá muộn sẽ làm giảm hàm lượng đường trong mía.

Giống Mía F156 – các loại giống mía

  • Nguồn gốc: Tương tự như giống mía F154, giống mía F156 cũng được nhập khẩu từ Đài Loan và được Viện nghiên cứu tuyển chọn và sau đó được công nhận là giống mía quốc gia.
  • Đặc điểm: Thân cây phát triển thẳng, dóng hình trụ (hơi thót giữa), vỏ màu xanh vàng ẩn tím, khi nắng rọi có màu tím. Phiến lá hẹp, cứng, phát triển chiều xiên. Mía nảy mầm đẻ nhánh sớm, tập trung, tỷ lệ hữu hiệu cao. Tốc độ vươn cao, mật độ cây hữu hiệu cao, đồng đều. Khả năng tái sinh mạnh (để gốc tốt). Mía ra hoa muộn với tỷ lệ khoảng 10-15%. Chịu hạn tốt. Trồng được ở những vùng có điều kiện thời tiết khác nhau. Chống chịu sâu bệnh tốt, kháng bệnh than.
  • Vùng trồng thích hợp: Được trồng chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

Giống mía VN84-4137 – các loại giống mía

  • Nguồn gốc: do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía đường – SUGAR Center, trực thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam lai tạo
  • Đặc điểm: Giống mía này có đặc điểm là chín sớm, chịu hạn tốt, tỷ lệ mọc mầm và đẻ nhánh mạnh, tốc độ vươn lóng khá, lưu gốc được nhiều năm. 
  • Vùng trồng thích hợp: Được trồng chủ yếu ở các tỉnh Tây Ninh

Giống mía VN85-1427 – các loại giống mía

  • Nguồn gốc: Do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường lai tạo.
  • Đặc điểm: Thân mía khá to, lóng hình trụ, có màu xanh ánh vàng, khi có ánh nắng có sắc tía. Mọc mầm khá, đẻ nhánh mạnh, tốc độ vươn lóng trung bình. Mật độ cây cao và đồng đều. Tái sinh tốt. Chịu hạn tốt, có khả năng chịu úng, không nhiễm bệnh than, chống chịu sâu bệnh khá, không hoặc ít đổ ngã, để gốc tốt.
  • Vùng trồng thích hợp: Tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ như Tây Ninh, Đồng Nai, Ninh Thuận,…Lưu ý, đây là giống mía có khả năng nảy mầm, tái sinh tốt, song rất mẫn cảm với điều kiện khô hạn ở giai đoạn đầu vươn lóng.

Kỹ thuật trồng các loại giống mía cho năng suất cao

Cac loai giong mia 1

Thời vụ

Do khí hậu Việt Nam phân hóa rõ rệt từ Bắc đến Nam nên mỗi khu vực có thời vụ khác nhau. Tuy nhiên, mía đều được trồng 2 vụ trong năm gồm vụ chính và vụ phụ.

  • Miền Bắc: Thường có 2 vụ chính: vụ đông xuân ( tháng 11 đến tháng 3) và vụ thu xuống giống vào tháng 9
  • Tây Nguyên: Vụ mía bắt đầu vào mùa mưa ( tháng 4 đến tháng 6) 
  • Đông Nam Bộ: Bắt đầu mùa vụ vào tháng 5 đến tháng 6. Và vụ cuối mùa mưa thường bắt đầu trồng vào tháng 10-11 và thu hoạch vào tháng 8-9 năm sau.
  • Vùng Tây Nam Bộ: Mùa chính thường bắt đầu vào tháng 4-6 

Chuẩn bị giống

  • Tùy vào thổ nhưỡng và khí hậu từng vùng mà chọn giống mía trồng phù hợp.
  • Giống mía được chọn từ các ruộng mía thuần chủng, có độ tuổi từ 8-10 tháng. Đối với các ruộng trên 10 tháng, cần phải cắt ngọn 1 tuần trước khi trồng để kích thích các mắt mía phát triển. Chặt mía thành từng hom với mỗi 3-4 mắt/hom để trồng.

Mật độ trồng

  • Tùy vào chất lượng thổ nhưỡng và khí hậu mà mật độ trồng khác nhau. Thông thường hàng cách hàng từ 1-1.2m, số cây trồng từ 90.000-120.000 cây/ha

Làm đất trồng mía

  • Đất trồng có pH trung tính, giàu chất dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Đất phải được cày sâu ít nhất 30cm, đất được làm tơi xốp và đánh rãnh sâu 25cm trước khi xuống giống.

Phân bón

Cần bón phân cân đối và hợp lý, chú ý bón lót và bón thúc phù hợp với từng giai đoạn phát triển của các loại giống mía.

Bón lót: Bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân. Đối với phân chuồng và phân lân bón trước khi cày bừa lần cuối còn với phân đạm phân Kali và thuốc trừ sâu bón sau khi rạch hàng.

Bón thúc: chia làm 2 lần bón

  • Bón thúc lần 1: Khi cây mía đẻ nhánh (cây mía có từ 5-7 lá thật) kết hợp với xới xáo và vun gốc.
  • Bón thúc lần 2: Khi cây mía vươn lóng (sau trồng khoảng 4 tháng)

 

Xem thêm:

Cây mía

Bệnh hại trên cây mía thường gặp

Giải pháp tưới mía tự động

Đánh giá
Cảm ơn quý bà con đã tham khảo. Nhà Bè Agri cung cấp các dịch vụ Tư vấn qua điện thoại, Khảo sát, Thiết kế, Phân tích hiệu quả dự án tưới, Báo giá thiết bị, Thi công lắp đặt hệ thống tưới. Xin vui lòng liên hệ Nhà Bè Agri

Để lại một bình luận