Kinh nghiệm tưới mía cho năng suất cao

Điều bất cập trong tưới mía: Lạ ở đây chính là người trồng mía thường xuống hom vào mùa khô và chờ 3, 4 tháng để “nhờ” trời có mưa, có thể nói là không tưới vào mùa khô mà lại bị ngập úng vào mùa mưa. Trong khi đấy nếu tưới từ đầu thì với khoảng thời gian trên đã giúp cho cây mía phát triển tốt.

GS. Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp đã chia sẻ điều này tại Hội thảo Quốc tế Nông nghiệp lần II với chủ đề Giải pháp giảm chi phí sản xuất mía để nâng cao thu nhập cho người nông dân do Tập đoàn Thành Thành Công tổ chức tại TP.HCM.

Chuyên gia cho rằng năm 2015 dự kiến thành lập cộng đồng kinh tế Asean. Theo đó, việc tự do mậu dịch sẽ khiến doanh nghiệp Việt Nam sẽ đường đầu với những thách thức rất lớn, trong đó ngành mía đường đối mặt với nguy cơ thua trên “sân nhà” của mình.

Giá thành sản xuất mía tại VN khoảng 50 USD/tấn trong khi đó cây mía tại Thái Lan hoặc Campuchia chỉ khoảng 30 USD, Châu Âu thì khoảng 18 USD, nơi sản xuất mía tốt nhất thế giới là Bzazil chỉ còn 12 USD/tấn.

Làm sao nông dân VN nói riêng và ngành đường có thể cạnh tranh được với ngành đường của các nước? GS. Võ Tòng Xuân cho biết chúng ta cần có nhiều bước để chuẩn bị cho bà con nông dân tăng cường năng lực cạnh tranh của họ đối với nông dân các nước khác.

GS Võ Tòng Xuân chi sẻ kinh nghiệm trồng & tưới cây mía
GS Võ Tòng Xuân và kinh nghiệm tưới, chăm sóc cây mía

Cụ thể, qua hội nghị lần này có thể giúp bà con gom góp các kinh nghiệm trồng mía với năng suất cao, trữ lượng cao với giá thành hạ. Tham khảo kinh nghiệm của Úc, Thái Lan, Mỹ để rút ra một số biện pháp để làm thế nào bà con nông dân có thể áp dụng ngay trong khi chờ đợi kết quả nghiên cứu khoa học vốn nghiên cứu suốt gần 40 năm nay nhưng chưa đưa tới kết quả tốt.

Theo đó, các diễn giả đã đặt mạnh vấn đề tưới nước cho mía. Những người trồng mía tại Mỹ, Châu Âu cho rằng số 1 là phải tưới nước bởi cây mía muốn cho năng suất cao thì phải tưới nước ngay từ khi mới đặt hom xuống.

“Ở VN trồng mía lại làm trong mùa khô. Cho hom xuống rồi chờ 3, 4 tháng sau chờ mưa. Thời gian như vậy lẽ ra cây mía đã phát triển tốt rồi. Không có nước thì không dám bón phân, đáng lẽ phải làm đất cho tốt, rồi bón phân, rồi tưới nước.”, GS. Võ Tòng Xuân chỉ ra bất cập trong vấn đề tưới nước cho mía.

Vấn đề thứ hai là phải làm đất cho tốt, cày bừa cho sốp trên cơ sở đó hom mía đặt xuống bón phân xuống sâu trong đất để có điều kiện cho rễ mía phát triển tốt, muốn làm được như thế thì phải bón phân.

Kinh nghiệm cho thấy từ trước tới giờ bà con bón phân thường phí nhiều. So với Thái Lan chúng ta bón cao gấp 3 lần nhưng kết quả lại trái ngược lại. Bởi nghiên cứu cho thấy không nên bón phân “lố” quá 6 tháng trước khi thu hoạch bởi bón trễ không những mất đường mà còn tạo điều kiện cho chồi mọc lên tiêu thụ thêm chất dinh dưỡng của cây mía.

Chuyên gia cũng lưu ý bà còn cũng phải kiểm soát được cỏ dại để không bị mất dưỡng chất cho mía và đồng thời đây cũng là cái ổ để sâu bệnh phát triển.

Ngoài ra, cũng nên phòng trừ sâu bệnh bằng cách đưa hom mía lấy giống từ các nước về nhúng qua bằng nước nóng 50 độ trong vòng 2 tiếng hoặc đưa hom mía vào guồng hơi nóng.

Đánh giá
Cảm ơn quý bà con đã tham khảo. Nhà Bè Agri cung cấp các dịch vụ Tư vấn qua điện thoại, Khảo sát, Thiết kế, Phân tích hiệu quả dự án tưới, Báo giá thiết bị, Thi công lắp đặt hệ thống tưới. Xin vui lòng liên hệ Nhà Bè Agri

Để lại một bình luận