1. Tính lưu lượng đầu họng và tốc độ thẩm thấu hiệu quả
Công thức này giúp xác định mức độ thẩm thấu hiệu quả của một hệ thống tưới phun mưa (sử dụng béc tưới) trong tương quan với khoảng cách lắp đặt các đầu tưới. Công thức này cũng đặc biệt hữu hiệu khi áp dụng cho các hình thức tưới di chuyển béc, hay xe tưới tự hành.
Các chỉ tiêu trong công thức tính toán:
- Họng tưới: là đường kính trong của họng béc tưới (mm)
2. Áp suất được xác định tại đầu họng tưới (bar). Lưu ý: áp suất tại đầu họng tưới thường nhỏ hơn áp suất tại đầu nguồn cấp
3. Khoảng cách giữa các béc tưới là khoảng cách giữa hai béc liền kề trên cùng một hàng ống (m)
4. Khoảng cách giữa hai hàng ống là khoảng cách của các hàng ống liền kề nhau (m)
5. Hiệu suất tưới của béc tưới: phản ánh mức độ hiệu quả, thường là dưới 1 hoặc dưới 100% vì sẽ có một lượng nước không thực sự thấm xuống đất mà sẽ bay hơi, hoặc dính trên lá.
Kết quả 1: Lưu lượng của béc tưới: tương ứng với mỗi cỡ họng tưới, và mỗi mức áp suất kết quả trả về một lưu lượng nhất định
Kết quả 2: Tốc độ – cường độ thẩm thấu hiệu quả của hệ thống tưới: phản ánh trong một đơn vị thời gian, sẽ có bao nhiêu mm nước được ngấm đều xuống đất trồng (mm/giờ; mm/ngày)
2. Tính lưu lượng đầu họng và yêu cầu đường kính họng tưới
Sử dụng công thức này để xác định đường kính họng béc tưới cần thiết để đạt được cường độ – tốc độ tưới theo yêu cầu.
Các chỉ tiêu trong công thức:
1. Tốc độ – cường độ thẩm thấu mục tiêu ( mm/giờ, mm/day). Link tham khảo về cường độ tưới
2. Áp suất tại đầu họng phun (bar)
3. Khoảng cách giữa các béc tưới trên một hàng (m)
4. Khoảng cách giữa các hàng béc tưới (m)
5. Hiệu suất béc tưới (%)
Kết quả 1: Yêu cầu lưu lượng của béc tưới (lph)
Kế quả 2: Yêu cầu đường kính họng của béc tưới (mm)