Kỹ thuật bón phân và hòa tan phân bón cho hệ thống tưới nhỏ giọt

Khi sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây trồng, chúng ta thường phải hòa tan phân bón với nước (sử dụng phân bón hòa tan sử dụng cho hệ thống tưới), tạo thành dụng dịch phân bón lỏng để có thể dễ dàng đưa phân bón từ bồn chứa phân qua hệ thống tưới đến mới từng gốc cây trồng. điều này sẽ giúp người nông dân tiết kiệm được thời gian và công sức bón cho cây trồng, đồng thời có thể khai thác hiệu quả tối đa chức năng của hệ thống tưới nhỏ giọt đã bỏ tiền ra đầu tư. để làm được điều này, chúng ta phải chú ý đến các yêu cầu về kỹ thuật hệ thống tưới, nguồn nước tưới , loại phân bón và kỹ thuật hòa tan.

1. Kỹ thuật hệ thống tưới nhỏ giọt

  • Có sẵn một hệ thống tưới nhỏ giọt bao gồm hệ thống ống dẫn phân phối tưới nhỏ giọt và hệ thống thiết bị đầu hệ thống tưới nhỏ giọt, đặc biết là bộ xử lý trung tâm bao gồm cả thiết bị châm phân đóng vai trò quan trọng trong việc đưa phân từ bồn chứa qua hệ thống ống dẫn đến với từng gốc cây trồng.

Chúng ta có thể tìm hiểu kỹ hơn về cấu tạo của một hệ thống tưới nhỏ giọt hoàn chỉnh nói riêng và bộ xử lý trung tâm nói chung tại đây.

Nguyên lý hoạt động của bộ châm phân tự động
Nguyên lý hoạt động của bộ châm phân tự động
Image result for bộ trung tâm tưới nhỏ giọt
Sơ đồ bộ xử lý trung tâm của hệ thống tưới nhỏ giọt, có thiết bị châm phân venturi.

Tham khảo: thiết bị châm phân venturi

  • Xác định lượng nước và phân bón cần cung cấp cho từng gốc cây trồng vì nhu cầu nước và phân bón của mỗi loại cây trồng là khác nhau, từ đó canh chỉnh lưu lượng nước tưới tại mỗi gốc cây cho phù hợp.

2. Nguồn nước tưới

Nguồn nước tưới nhỏ giọt có thể là sông, hồ, ao, suối hay nguồn nước sinh hoạt trong gia đình, phải đảm bảo là nguồn nước sạch, không có tạp chất rác, cặn, cát, đặc biệt là nước phèn. Nếu nguồn nước chưa đạt chuẩn, ta có thể sử dụng bộ lọc để lọc hết các tạp chất.

Có 2 loại lọc chính là lọc màng và lọc đĩa. Lọc màng là loại lọc khá phổ biến, và thường có giá rẻ hơn so vơi lọc đĩa.

  • Lọc màng có khả năng lọc cặn rác dạng cứng như cát, rác, cặn bẩn… Tuy nhiên nó không lọc được triệt để các chất hữu cơ như tảo, rêu, nấm mốc, chất nhờn. Những vật thể mềm có thể sẽ len lỏi vào trong mắt lưới và rất khó để vệ sinh. Đồng thời chúng cũng có thể lọt qua mắt lưới.
  • Lọc đĩa ngoài những tính năng như của lọc màng (lưới) thì nó còn có khăng lọc được các chất hữu cơ. Bộ lọc đĩa bao gồm một trụ và các vòng đĩa xếp chồng lên nhau. Mỗi đĩa có các rãnh ở hai bên. Khi nước được đẩy qua các rãnh, rác hữu cơ, hay các tạp chất khác được giữ lại tại thành ngoài của các đĩa xếp chồng lên nhau, trong khi đó nước sạch đi qua các rãnh đĩa và đi ra ngoài bộ lọc.

Ngoài 2 loại lọc trên, trên thị trường hiện nay còn có loại lọc tách cát, chuyên dùng cho các vùng sông suối có nhiều cặn nặng, từ giếng khoan có nhiều cát…

*Lưu ý: Các loại lọc này không dùng cho các vùng nước phèn.*

3. Loại phân bón

  • Đảm bảo đầy đủ các thành phần đa lượng theo tỷ lệ cân đối phù hợp với nhu cầu sinh lý của cây trồng . Tốt nhất là dùng loại phân bón hoà tan chuyên dùng cho tưới nhỏ giọt bao gồm đầy đủ các nguyên tố tối đa, trung và vi lượng.
  • Độ hoà tan tốt, không lẫn các chất cặn, kết tủa.

4. Kỹ thuật hoà tan phân bón kết hợp với vận hành hệ thống tưới

  • Kiểm tra nguồn cấp nước (nguồn nước, máy bơm) đảm bảo vận hành an toàn.
  • Chuẩn bị đủ lượng phân bón theo từng giai đoạn và tính toán số lần hoà tan để đảm bảo lượng phân phải được cấp đủ cho cây theo quy trình trong thời gian vận hành của hệ thống theo dự kiến.
  • Vận hành hệ thống tưới nước (chưa cấp phân) và kiểm tra vườn cây để đảm bảo rằng tất cả các cây đều được cấp nước theo đúng lưu lượng.
  • Hoà tan phân theo định lượng và cấp phân qua hệ thống tưới. Tuỳ theo dung tích bể hoặc bình cấp phân mà tính toán lượng phân hoà tan cho mỗi lần để đảm bảo lượng phân giải tan hoàn toàn. Phải đảm bảo rằng lượng phân bón cho từng đợt đều được cung cấp đầy đủ cho cây qua hệ thống tưới

Một số lưu ý khi bón phân qua hệ thống tưới:

  • Cấp phân cho hệ thống sau khi hệ thống tưới đã vận hành được 10 – 20 phút và kết thúc việc cấp phân trước khi hệ thống ngừng vận hành 20 phút.
  • Trong mùa mưa, việc vận hành hệ thống tưới chủ yếu phục vụ cho bón phân, vì vậy thời gian vận hành chỉ bằng 1/3 đến 1/2 so với thời gian tưới nước cho cây trong mùa khô.
  • Trong các đợt bón phân cho cây trồng rơi vào mùa khô (tháng 11, 12, 1, 2, 3, 4) nên chia nhỏ lượng phân bón theo nhiều đợt, có thể cứ 1 tháng bón phân 1 lần kết hợp với tưới nước thì hiệu quả sử dụng phân bón rất cao. Căn cứ vào lượng phân bón cho mỗi giai đoạn mà tính toán cho phù hợp. Thời gian tưới cho cây trong mùa khô trung bình từ 2 – 6 giờ tuỳ loại cây trồng.
  • Thời gian cần bón phân qua hệ thống tưới tốt nhất là không vượt quá 60% so với thời gian tưới của một đợt hoặc thời gian vận hành hệ thống tưới (nếu bón phân trong mùa mưa).

Tham khảo bài viết:

Đánh giá
Cảm ơn quý bà con đã tham khảo. Nhà Bè Agri cung cấp các dịch vụ Tư vấn qua điện thoại, Khảo sát, Thiết kế, Phân tích hiệu quả dự án tưới, Báo giá thiết bị, Thi công lắp đặt hệ thống tưới. Xin vui lòng liên hệ Nhà Bè Agri

1 bình luận về “Kỹ thuật bón phân và hòa tan phân bón cho hệ thống tưới nhỏ giọt

  1. Đoàn thị anh thư cho biết:

    Mình cần tìm dinh dưỡng cho cây bầu trồng trên giá thể và áp dụng mô hình tưới nhỏ giọt

Để lại một bình luận