Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Trĩu Quả, Sạch Bệnh

Trồng cà chua theo phương pháp an toàn đang là vấn đề bà con cần quan tâm.

Ở các vùng ĐB Bắc Bộ, các tỉnh miền núi, cây cà chua là cây chủ lực của mùa đông. Lâu nay, bà con trồng đại trà và sử dụng thuốc hóa học, thuốc kích thích sinh trưởng. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người tiêu dùng. Hiện nay, theo phương pháp cây canh tác an toàn, cây cà chua được sử dụng trong sản xuất dùng trong chế biến công nghiệp, xuất khẩu quả tươi nên chất lượng cà chua là vấn đề bà con cần quan tâm.

Tiêu chuẩn trồng cà chua an toàn

  • Hàm lượng nitrat trong rau không được vượt quá ngưỡng cho phép. Đối với trồng cà chua, không được vượt qua 150 kg/kg sản phẩm tươi
  • Không tồn dư các loại thuốc BVTV, nhất là các loại thuốc có gốc: lân, hữu cơ và clo hữu cơ
  • Hàm lượng kim loại nặng không vượt quá mức cho phép. Ví dụ: Bo: không được vượt quá 30 mg/ kg sản phẩm tươi, Chì: 1 mg/kg sản phẩm tươi,…
  • Các loại vi sinh vật và kí sinh vật phải hạn chế thấp nhất trên cây
  • Khi thu hoạch, quả phải chin đều, nẫu, không nứt, không sâu bệnh
  • Chất lượng sản phẩm:

+ Đường tổng số:3 – 3,5%;

+ Hàm lượng chất khô: > 4,5%

+ Hàm lượng vitamin: 20 – 30 mg/kg sản phẩm tươi

kỹ thuật trồng cà chua sai trĩu quả, căng mọng nước

Thời vụ gieo trồng cà chua

Cà chua thích hợp trồng ở nhiệt độ 20 – 300C. Đối với các tỉnh phía bắc, có thể gieo trồng ở các thời vụ sau: vụ sớm (cuối tháng 7 đầu tháng 8), vụ chính (cuối tháng 9 đầu tháng 10), vụ muộn (tháng 11 – tháng 12). Cũng như các loại rau khác, cà chua trồng theo phương pháp an toàn cũng phải đạt các tiêu chuẩn nhất định

Chọn giống cà chua

Hiện nay, có nhiều giống trồng cà chua. Trồng vụ chính, ta có thể chọn các giống nhập nội: Cà chua Ba Lan, Mỹ, Pháp,… và các giống cà chua lai: TN30, TN24, TN19,…

Ngoài ra, bà con có thể sử dụng các giống có chất lượng cao, giống chịu nhiệt trong thời vụ thu đông và xuân hè. Vụ đông có thể trồng giống: MV1, CS1, VR2 là giống quả nhỏ, dùng để ăn tươi do viện nghiên cứu rau quả trung ương cung cấp.

Gieo cà chua ở vườn ươm trồng cà chua

Chọn đất làm vườn ươm

Đất làm vườn ươm trồng cà chua là đất tơi xốp, thoát nước. Bà con làm đất kĩ, phơi đất cho ải, làm nhỏ đất. Đất trồng cà chua lên luống rộng từ 1,2m – 1,4m. Mặt luống cao từ 20 – 25 cm. Sau đó, bón lót cho đất trồng cà chua.

Lượng phân bón lót cho đất trồng cà chua

Sau khi làm nhỏ đất trồng cà chua, bà con dùng 1 lượng nhỏ phân bón lót. Cứ 1 m2 đất vườn ươm, sử dụng:

+ 1 – 2 kg /m2 phân chuồng hoai mục;

+  1 – 2 kg/m2 tro bếp (nếu có);

+ 10 – 17g/m2 super lân

Trọn đều vào đất, đảo và san phẳng. Sau đó, tiến hành gieo hạt. Khoảng 5 – 6g/ m2

Xử lý hạt giống trồng cà chua

Trước khi gieo hạt trồng cà chua, cần tiến hành xử lý hạt giống. Hạt giống trồng cà chua được ngâm bằng nước ấm 540C hoặc thuốc tím. Bà con ngâm hạt trong 4h, ủ ấm 20h để làm hạt trương, nứt đều. Sau đó, tiến hành gieo hạt trồng cà chua. Trước khi gieo, có thể rắc phủ lên lớp mặt một lớp tro bếp. Sau đó, phủ rơm rạ băm nhỏ lên mặt rồi tưới nước.

Ngày nay, người ta đã dần chuyển sang sử dụng màng phủ nông nghiệp trong canh tác cà chua. Nếu sử dụng màng phủ, bà con cần phủ bạt trước, đục lỗ rồi mới gieo hạt. Hằng ngày tưới nước để giữ độ ẩm cho cây. Những màng phủ nông nghiệp được che dưới gốc cây cà chua nhờ vậy dù trời mưa nhiều cũng không bị rửa trôi, cây cà chua ít bị ngập úng. So với việc che phủ bằng rơm rạ, việc che phủ bằng màng phủ nông nghiệp dễ dàng hơn nhiều. Sử dụng màng phủ nông nghiệp trong trồng cà chua giúp giữ ẩm và hạn chế được khoảng 50% sâu bệnh, cỏ dại.

Sau khi cây con được 1 – 2 lá, bà con tỉa bỏ cây xấu, cây còi cọc. Để lại trên luống với mặt độ trồng cà chua từ 3 – 4 cm/cây. Cây giống đạt tiêu chuẩn là cây mập, thân màu tím, khoảng cách các lá ngắn, không bị sâu bệnh.

Cây cà chua lớn phát triển sai trĩu quả

Kỹ thuật làm đất trồng cà chua

Chọn đất trồng cà chua là đất phù sa, đất ven sông có khả năng thâm canh lớn, chất lượng đất là đất cát pha hoặc thịt nhẹ, tơi xốp. Nơi trồng cà chua an toàn phải xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, nguồn nước thải, chất thải,… Hàm lượng muối trong đất lớn hơn hoặc bằng 1,5%. Độ pH với cà chua sạch 6,5 – 6,8.

Mật độ trồng cà chua

Khi cây có từ 5 – 6 lá thật, nhổ cây mang trồng. Làm đất đến đâu, nhổ cây trồng đến đó. Chúng ta làm đất bón lót trước khi trồng. Bà con nên trồng cây vào cuối buổi chiều, trời mát để cây không bị héo khi gặp nắng

Đất trồng cà chua lên luống rộng từ 1,2m – 1,4m. Mặt luống cao từ 20 – 25 cm. Bề rộng rãnh khoảng 25 cm. Khoảng cách giữ hàng với hàng tùy thuộc theo giống, trung bình 70 cm. khoảng cách giữ cây với cây trumg bình 40 cm. Nếu trồng như thế, chúng ta có thể đảm bảo được mật độ, từ 35.000 – 40.000 cây/ha.

Tưới nước trong quá trình trồng và chăm sóc cà chua

Để đảm bảo trồng cà chua đạt chất lượng an toàn, nên dùng nước giếng khoan, nước sông không ô nhiễm. Tuyệt đối bà con không dùng nước ao tù, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp. Cần tưới đủ nước cho cây, thời kỳ cây ra nụ, lúc cây có quả. Những vùng có nhiều sương muối, có thể phun khói về đêm hoặc sáng sớm tưới nước để rửa sương muối.

Hiện nay, nhiều bà con đã áp dụng phương pháp tưới tự động tiết kiệm. Với việc sử dụng các loại dây nhỏ giọt rải dọc luống, bà con tốn ít công chăm sóc cà chua hơn. Tuy nhiên, vẫn đảm bảo các lượng nước tưới tại mỗi gốc cà chua luôn được tưới đều, đầy đủ.

Bón phân cho cà chua

Bón theo công thức:

  • Phân chuồng từ 15-20 tấn/ha (từ 50 – 70kg/sào Bắc Bộ). Hoặc phân hữu cơ vi sinh: 500-600 kg/ha
  • Phân Ure từ 350-400 kg/ha (từ 13-14 kg/sào Bắc Bộ) chia ra các thời kỳ:

+ Bón lót 20%

+ Khi cây hồi xanh 15%

+ Cây ra hoa 20%

+ Cây ra quả non 20%

+ Thu hoạch quả đợt 1: 20%

  • Phân Super lân từ 400-500 kg/ha (từ 16-18kg/sào Bắc Bộ) chia ra các thời kỳ:

+ Bón lót 70%

+ Cây ra hoa 20%

+ Cây ra quả non 20%

  • Kali từ 300-350 kg/ha (từ 11-13 kg/sào Bắc Bộ) chia ra các thời kỳ:

+ Bón lót 30%

+ Cây ra hoa 30%

+ Cây ra quả non 20%

+ Thu hoạch quả đợt 1: 20%

Đối với trồng cà chua theo phương pháp an toàn, tuyệt đối không dùng phân tươi bón cây mà phải ủ hoai. Việc sử dụng thuốc BVTV để phòng, trừ sâu bệnh trên cây cũng phải hạn chế. Bà con nên dùng thuốc sinh học . Hoặc sử dụng chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp APM.

Trong quá trình phát triển, cây cà chua cần được chăm sóc như các cây cho quả khác. Chúng ta cần làm cỏ, bấm ngọn, tỉa cành và làm giàn cho cà chua leo.

Có 2 loại giàn:

  • Giàn chữ A: giống cà chua vô hạn, có chiều dài thân leo cao
  • Giàn hình rào thẳng đứng: giống cà chua hữu hạn
cách phòng trừ sâu bệnh hại cho cà chua

Phòng trừ sâu bệnh trên cây cà chua

Hiện nay, do sử dụng công nghệ hạt lai tạo ra các giống F1 tương đối sạch bệnh, nên cây cà chua trồng theo phương pháp an toàn rất ít sâu bệnh. Đối với đời F2 trở đi có thể gặp các bệnh: xoắn lá, héo rũ, thường gặp sâu ăn lá, sâu đục quả. Bệnh xoắn lá, bà con nên nhổ bỏ cây đi. Bệnh héo rũ, thối quả, bà con nên sử dụng một số thuốc đặc trị cho cây cà chua.

Thu hoạch quả cà chua

Sau khi cà chua chín, tiến hành thu hoạch. Sau khi thu hoạch xong nên loại bỏ những cây bị sâu bệnh dập thối.

Liên hệ ngay để nhận tư vấn miễn phí

Hệ thống tưới tự động sẽ giúp bà con tiết kiệm đến 70% thời gian tưới nước cho cây trồng. Với lượng nước tưới được cung cấp đầy đủ và đều đặn, khu vườn của Quý bà con sẽ luôn xanh tốt và đạt năng suất cao!
Hãy để Nhà Bè Agri đồng hành cùng Quý bà con tạo nên những khu vườn tươi tốt nhất! 

Liên hệ ngay với Nhà Bè Agri nếu cần tư vấn miễn phí về lắp đặt hệ thống tưới cho cây trồng bằng cách để lại SĐT hoặc nhắn tin với chúng tôi!

? Website: https://nhabeagri.com/

? Số 20 khu biệt thư Ngân Long, đường Nguyễn Hữu Thọ xã Phước Kiển huyện Nhà Bè TP.HCM

☎ SĐT: 1900 21 87 – (028) 3781 77 87

-10%
Giá gốc là: 990,000 VNĐ.Giá hiện tại là: 891,000 VNĐ.
Đánh giá
Cảm ơn quý bà con đã tham khảo. Nhà Bè Agri cung cấp các dịch vụ Tư vấn qua điện thoại, Khảo sát, Thiết kế, Phân tích hiệu quả dự án tưới, Báo giá thiết bị, Thi công lắp đặt hệ thống tưới. Xin vui lòng liên hệ Nhà Bè Agri

Để lại một bình luận