Kỹ thuật trồng dâu tây trên giá thể trong nhà kính

Dâu tây là loại trái cây có hương vị đặc biệt và được sự yêu thích của rất nhiều người. Tại Việt Nam, dâu tây được trồng phổ biến ở các điểm có khí hậu ôn đới hoặc á nhiệt đới  tại Đà Lạt ( Lâm Đồng), Mộc Châu( Sơn La), …Đây cũng là loại quả đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân do có thể sử dụng cho nhiều mục đích như chế biến tươi, chế biến khô,… phục vụ du lịch. 

Trồng và chăm sóc dâu tây trong nhà kính ngày càng phát triển mạnh để hạn chế được các loại sâu bệnh hại cũng như là tăng năng suất cho cây trồng. Việc sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và phân bón hoà tan cũng giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất cây trồng, tăng giá trị kinh tế. 

Từ tài liệu của Trung tâm khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, bài viết này sẽ cung cấp các thông tin quy trình kỹ thuật trồng cây dâu tây trên giá thể trong nhà kính sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt

ky thuat trong dau tay tren gia the trong nha kinh1. Nhà kính

Nhà kính phải đảm bảo cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây trồng, hạn chế côn trùng, nấm bệnh xâm nhập gây hại, nền nhà và xung quanh nhà luôn được vệ sinh để tránh sâu, bệnh hại trú ngụ. 

2. Chuẩn bị giống

Cây giống dâu tây sử dụng trong sản xuất hiện nay chủ yếu được nhân giống vô tính theo 2 phương pháp: nuôi cấy mô và tách cây con từ ngó cây mẹ.

Tiêu chuẩn lựa chọn giống xuất vườn:

 

Giống

Độ tuổi

(ngày)

Chiều cao cây(cm)

Đường kính cổ rễ(mm)

Số lá thật

Tình trạng cây

Cây nuôi cấy mô

30 – 60

3.5 – 12

1.5 – 2.5

4- 10

Cây khoẻ mạnh, không dị hình, rễ chớm đáy bầu, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh

Cây từ ngó

14 – 17

8 – 12

1.5 – 2.5

6 -12

3. Chuẩn bị giá thể trồng 

Khối lượng giá thể được khuyến cáo trồng trong chậu khoảng 2 lít cho mỗi cây. Chuẩn bị giá thể cho dâu tây cần chú ý những các điểm sau:

  • Độ xốp cao: dâu tây đòi hỏi nhiều oxy trong vùng rễ, vì vậy cần chọn loại giá thể có độ xốp cao để trồng dâu tây.
  • Giá thể trộn sẵn: giá thể được nhập khẩu với các thành phần chính gồm xơ dừa, đá núi lửa, perlite, peat moss và khoáng đa trung vi lượng.
  • Giá thể tự phối trộn: Có thể sử dụng các loại giá thể như trấu hun, xơ dừa, đất sạch, than bùn, đá perlite trân châu và phân hữu cơ. 

Hiện nay, loại giá thể cho hiệu quả cao là xơ dừa trộn với trấu hun với tỷ lệ 2:1 hoặc trộn xơ dừa + trấu hun( đất sạch) + phân hữu cơ( phân chuồng ủ hoai mục) với tỷ lệ 7:2:1 

Hoặc sử dụng 100% xơ dừa sạch. Độ pH của giá thể phải nằm trong khoảng 6.0 – 6.5.

EC của dung dịch dưỡng chất thích hợp nhất cho sự phát triển của dâu tây: 1.5 – 2.5 dS/m. 

4. Trồng cây

Mật độ và khoảng cách trồng:

Trồng trên máng giá thể: Trồng hàng 2 kiểu ziczac với khoảng cách cây 35 – 40cm; trồng trên thanh giá thể: trồng hàng đơn theo các lỗ đã đục sẵn trên thanh giá thể với khoảng cách cây 35 – 40cm; có thể trồng từ 1 đến 3 tầng tuỳ điều kiện canh tác nhưng phải đảm bảo lượng ánh sáng chiếu đều trên vườn; mật độ trồng 60.000 – 110.000/ha.

Trồng trong chậu: Có thể xếp chậu theo hàng đơn hoặc hàng đôi, theo kiểu zic zac, khoảng cách chậu x chậu: 40 – 45cm tính từ tâm chậu, mật độ 45.000 – 60.000 cây/ha.

5. Tưới dâu tây trồng trên túi giá thể

Kỹ thuật tưới dâu tây tự động nhabeagriHai yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển, năng suất, chất lượng trái Dâu tây đó là: Dinh dưỡng và Nước tưới.

Dâu tây trồng trong nhà kính sống chủ yếu nhờ vào dinh dưỡng thụ động, hầu hết dinh dưỡng cấp cho dâu tây thông qua đường nước tưới. Hai yếu tố trên, còn quan trọng hơn nữa khi dâu tây được trồng trong bịch giá thể.

Kỹ thuật tưới dâu tây tự động quyết định cả khả năng cung cấp độ ẩm và khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Với Dâu tây, chỉ có duy nhất một phương pháp tưới phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao là Tưới nhỏ giọt. Tuy nhiên, do Dâu tây thường được trồng phổ biến dưới 2 hình thức: trồng trong bịch giá thể và trồng theo luống dưới đất. Nên tương ứng sẽ áp dụng 02 hình thức tưới tự động là Tưới bằng que ghim nhỏ giọt kết hợp đầu tưới nhỏ giọt bù áp chống rỉ, và Tưới bằng ống nhỏ giọt rải dọc luống.

Lưu ý quan trọng: Ứng dụng đầu nhỏ giọt bù áp chống rỉ! và Kỹ thuật tưới tần suất cao, tưới nhấp nháy

6. Chế độ phân bón

Lưu ý: Bà con sử dụng phân bón hòa tan hoàn toàn trong nước khi áp dụng bón phân qua ệ thống tưới

Bảng 1: Nhu cầu dinh dưỡng của dâu tây(ppm)

 

Giai đoạn

Số ngày

Nhu cầu dinh dưỡng(ppm)

pH

EC

N

P

K

Ca

Mg

B

Fe

Mn

Zn

Cu

Mo

Cây sinh trưởng

20

110

33

140

106

50

0.6

1.5

0.5

0.2

0.1

0.03

5.5 – 6.5

0.5 – 2.0

Chuẩn bị ra hoa

10

200

90

170

106

50

0.6

1.5

0.5

0.3

0.1

0.04

5.5 – 6.5

1.0 – 2.0

Ra hoa – đậu quả

30

150

45

100

110

50

0.6

1.5

0.5

0.3

0.1

0.04

5.5 – 6.5

0.5 – 2.0

Quả chín

15

120

20

100

100

30

0.6

1.5

0.05

0.3

0.1

0.04

5.5 – 6.5

1.0 – 2.0

Thu hoạch – cuối vụ

 

100

20

100

100

30

0.6

1.5

0.05

0.3

0.1

0.04

5.5 – 6.5

0.5 – 2.0

Tổng

 

680

208

610

522

210

3

7.5

1.6

1.4

0.5

0.19

   

Từ bảng nhu cầu dinh dưỡng trên, có thể tính được lượng phân bón sử dụng để pha dung dịch dinh dưỡng trong các giai đoạn từ sinh trưởng đến thu hoạch.

Bảng 2: Khối lượng dinh dưỡng sử dụng trong giai đoạn đầu( giai đoạn sinh trưởng và ra hoa đậu quả) và  được sử dụng trong giai đoạn thu hoạch quả (200 lít)

Dinh dưỡng(nguyên chất)

Giai đoạn sinh trưởng (kg/200 lít)

Giai đoạn thu hoạch quả (kg/200 lít)

N

3.36

3.08

P

0.96

0.96

K

2.73

4.29

Ca

2.8

3.2

Mg

0.576

0.576

S

0.776

0.776

Fe

0.0224

0.0224

Cu

0.00096

0.00096

Zn

0.0113

0.013

Mn

0.022

0.022

B

0.0158

0.0158

pH

5.5 – 6.5

EC

1.0 – 2.0

Mỗi công thức phân bón sử dụng trong 2 giai đoạn được pha trong thùng A: 200 lít, thùng B: 200 lít và pha đậm đặc 200 lần để cung cấp cho 1000 m2 với lượng nước là 10m3, tưới qua hệ thống nhỏ giọt trong vòng 5 – 7 ngày. 

Dung dịch dinh dưỡng vào và ra được thu và đo EC, pH hàng ngày, thời điểm đo là vào mỗi buổi sáng trước khi bắt đầu chu kì mới.

top 5 loai phan bon hoa tanBảng 3: Khối lượng phân bón thương phẩm cho giai đoạn sinh trưởng:

STT

Loại phân bón

ĐVT

Liều lượng

Thùng A

Thùng B

1

Krista Calcinit Ca(NO3)2

kg

14.7

 

2

Krista KNO3

kg

1.5

 

3

Iron Chelate Fe (EDTA)

kg

172

 

4

MgSO4( 15%)

kg

 

3.85

5

MKP

kg

 

1.85

6

KNO3

kg

 

1.0

7

K2SO4(18%S)

kg

 

4.3

8

H3BO3

kg

 

90

9

Copper chelate

(EDTA) 15%

kg

 

6.4

10

Zinc chelate (EDTA) 15%

kg

 

86.7

11

Sodium molybdate 19.75 

kg

 

2.2

12

Manganese chelate 15%

kg

 

146.7

         

Bảng 4: Khối lượng phân bón thương phẩm cho giai đoạn thu hoạch quả.

STT

Loại phân bón

ĐVT

Liều lượng

Thùng A

Thùng B

1

Krista Calcinit Ca(NO3)2

kg

16.8

 

2

Krista KNO3

kg

1.8

 

3

Iron Chelate Fe (EDTA)

kg

172

 

4

MgSO4( 15%)

kg

 

3.85

5

MKP

kg

 

1.85

6

KNO3

kg

 

1.2

7

K2SO4(18%S)

kg

 

4.3

8

H3BO3

kg

 

90

9

Copper chelate

(EDTA) 15%

kg

 

6.4

10

Zinc chelate (EDTA) 15%

kg

 

86.7

11

Sodium molybdate 19.75 

kg

 

2.2

12

Manganese chelate 15%

kg

 

146.7

Dung tích thùng pha phân: Thùng A: 200 lít, Thùng B: 200 lít và pha đậm đặc 200 lần để cung cấp cho 1000m2 với lượng nước 10m3, tưới qua hệ thống nhỏ giọt trong vòng 5 – 7 ngày. 

7. Phòng trừ sâu bệnh hại

Các loại sâu bệnh hại trên cây dâu tây:

Sâu hại: nhện đỏ, bọ trĩ, sên trần, …

Bệnh hại: xì mủ lá, đốm đỏ, phấn trắng, mốc xám, thối da, đốm đen, thối đen rễ, …

Và các bệnh sinh lý: bệnh bạch tạng, thiếu hụt canxi, thiếu hụt Bo, thụ phấn không đầy đủ, …

Áp dụng các biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp để phòng trừ dịch bệnh hại cho cây dâu tây. Các biện pháp thủ công, cơ giới: thường xuyên tỉa bỏ lá già, lá bị sâu bệnh, dị dạng. Đối với các loài sâu hại như sên, nhớt: thu bắt và tiêu diệt.

Các biện pháp vật lí: sử dụng bẫy dính vàng, xanh đặt so le cách nhau 3m trên các luống dâu để bẫy các loài côn trùng như bọ trĩ, bọ phấn. 

Các biện pháp sinh học: Xử lí giá thể bằng Trichoderma harzianum ( 2kg/1000m2) để tăng cường hoạt động vi sinh vật trong giá thể hạn chế sự gây hại của các loại nấm bệnh đặc biệt là bệnh thối đen rễ. 

8. Thu hoạch

Chu kì thu hoạch trái của cây dâu tây trồng trên giá thể kéo dài từ 9 – 12 tháng. Dâu tây trên 1 năm tuổi chức năng sinh lý của rễ kém ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng, có thể phun bổ sung phân bón qua lá, định kì 10 – 15 ngày phun 1 lần.

Dâu tây không chín thêm sau khi thu hoạch, do đó để đạt chất lượng tốt nhất nên thu hoạch dâu tây khi quả đã chín ( trái đã chuyển sang màu đỏ đều). Trái dâu tây rất dễ bị dập nát nên khi thu hoạch và vận chuyển phải chú ý thao tác nhẹ nhàng, tránh để các trái dâu tiếp xúc và cọ xát lẫn nhau.

Đánh giá
Cảm ơn quý bà con đã tham khảo. Nhà Bè Agri cung cấp các dịch vụ Tư vấn qua điện thoại, Khảo sát, Thiết kế, Phân tích hiệu quả dự án tưới, Báo giá thiết bị, Thi công lắp đặt hệ thống tưới. Xin vui lòng liên hệ Nhà Bè Agri

Để lại một bình luận