Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà chua trong nhà màng

Cà chua là loại cây trồng chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay xu hướng trồng cà chua đang phát triển mạnh khi trồng trong nhà màng.

Cây cà chua lớn phát triển sai trĩu quả

Thành phần dinh dưỡng của cà chua

Cà chua chứa thành phần giàu vitamin, khoáng chất và các loại dưỡng chất quan trọng bao gồm vitamin A , vitamin C và vitamin K vitamin B6, folate và thiamin. Ngoài ra, chúng còn là nguồn thực phẩm giàu kali, mangan, magiê, can xi, phốt pho và đồng, chất xơ và protein. Đặc biệt, trong thành phần Cà chua còn có một số hợp chất hữu cơ như lycopene, quercetin, kaempferol, lutein, zeaxanthin, carotenoid và bioflavonoid, axit coumaric và axit chlorogenic, sắt …góp phần đặc biệt vào lợi ích sức khỏe tổng thể mà cà chua có thể mang lại cho sức khỏe – sắc đẹp con người.

Thời vụ trồng cà chua trong nhà màng

Ưu điểm khi trồng cà chua trong nhà màng đó là bà con có thể trồng cà chua quanh năm và liên tục, trong đó trồng vào tháng mùa mưa (tháng 4 đến tháng 10) thường cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với mùa khô vì trồng trong nhà màng tránh được những trận mưa lớn và hạn chế tối đa sâu bệnh ở bên ngoài.

Đối với giống F1 tronng nước, một năm trồng được 1,5 vụ (7-8 tháng cho 1 vụ), nếu trồn một số giống chuyên trồng trong nhà màng như: Labell thì một năm được 1,2 vụ (9-10 tháng cho 1 vụ)

Sau khi trồng một vụ cà chua nên trồng thêm 1 vụ xà lách hoặc tần ô để luân canh cây trồng nhằm hạn chế sâu bệnh rồi mới nên trồng lại cà chua.

lên luống, làm đất chăm sóc cây cà chua

Làm đất, lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt

Làm đất

Xới xáo đất thật kỹ, kết hợp bón vôi ngay khi cày lật đất, sau dố phơi ải   5 – 7 ngày cho đất được khô ráo và tơi xốp, trước khi trồng đất phải được xới xáo lại và bón phân lót.

Lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt

Trồng cà chua trong nhà màng nên phủ nilon để giữ ẩm, hạn chế dinh dưỡng bị bốc hơi, hạn chế cỏ dại, sâu bệnh.

Khi trồng cà chua trong nhà màng theo luống nên sử dụng các loại dây tưới nhỏ giọt rải dọc luống. Những loại dây này đã có sẵn các đầu nhỏ giọt trong thành ống giúp việc tưới cà chua theo luống trở nên dễ dàng hơn.

Trên thị trường hiện nay, có một số loại dây tưới chuyên dụng trong tưới nhỏ giọt rải dọc luống, như: T-Tape (dây tưới với ưu điểm là lỗ thoát nước là một đường rạch, giúp hạn chế được tắc nghẽn cho ống), D5000 (dây tưới nhỏ giọt có bù áp, đối với địa hình đất không bằng phẳng), D1000 (sự kết hợp giữa dây nhỏ giọt dạng đúc sẵn (T-tape) và dây gắn mắt nhỏ giọt D5000)

Đối với cà chua, nên trồng hàng đôi với khoảng cách: hàng x hàng = 60 cm, cây x cây = 40 cm theo kiểu nanh sấu. Mật độ: 25000 cây/ha. Từ 7-10 ngày sau trồng tiến hành tưới nước ngay để cây không bị héo. Bà con nên dự phòng khoảng 10% cây con đúng tuổi để dặm.

Dây tưới nhỏ giọt Rivulis D5000

Dây nhỏ giọt bù áp Rivulis D5000 đang hoạt động.

Dây tưới nhỏ giọt Rivulis T-Tape

Dây tưới nhỏ giọt T-Tape tưới rau màu, cây ăn trái

Dây tưới nhỏ giọt Rivulis D1000

Dây tưới nhỏ giọt với chức năng ưu việt D1000

Nhu cầu nước tưới của cà chua

Lúc cây còn nhỏ cần tưới 5-6 lần, thời gian tưới 10 phút/lần (tránh tưới ẩm quá hoặc không đủ nước), sao cho đảm bảo ẩm độ cho đất: 60 – 70%. Khi cây cà chua ra hoa cần lượng nước nhiều hơn, đảm bảo ẩm độ đất 70-80%

Đánh giá
Cảm ơn quý bà con đã tham khảo. Nhà Bè Agri cung cấp các dịch vụ Tư vấn qua điện thoại, Khảo sát, Thiết kế, Phân tích hiệu quả dự án tưới, Báo giá thiết bị, Thi công lắp đặt hệ thống tưới. Xin vui lòng liên hệ Nhà Bè Agri

Để lại một bình luận