Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp Mỹ, nhu cầu tiêu thụ Cà phê toàn cầu sẽ đạt 158 triệu bao (loại bao 60kg) niên vụ 2017 – 2018 (từ tháng 10/2017 – 9/2018), đây là mức nhu cầu cao kỷ lục. Trong khi đó sản lượng không tăng, đạt khoảng 159 triệu bao. Điều này khiến lượng dữ trữ xuống thấp kỷ lục trong vòng 6 năm trở lại đây.
Lý do sản lượng không tăng là bởi niên vụ 2017-2018 sản lượng cà phê tại Brazin giảm sút do mất mùa, bù lại sản lượng tại Việt Nam, Mexico và Indonesia có tăng trưởng tốt.
Sản lượng dự trữ trong niên vụ này dự kiến còn 34 triệu bao, giảm hơn so với niên vụ trước 35.1 triệu bao. Mức dự trữ này thấp nhất kể từ niên vụ 2011 – 2012.
Sản lượng cà phê của Việt Nam, nước sản xuất robusta lớn nhất thế giới, được dự báo sẽ đạt 28,6 triệu bao, tăng từ mức 26,7 triệu bao so với niên vụ trước. Trong khi đó, tại Brazil, niên vụ 2017-2018, tổng sản lượng dự kiens đạt 52,1 triệu bao trong đó bao, gồm 40,5 triệu bao arabica và 11,6 triệu bao robusta. Mức sản lượng này thấp hơn so với con số 56,1 triệu bao trong 2016-17
Mặc dù USDA cho rằng sản lượng của Việt Nam sẽ tăng trở lại trong niên vụ 2017-18 do đủ nước tưới và phân bón, song tồn kho yếu do ảnh hưởng của mùa khô năm ngoái cũng vẫn sẽ khiến nguồn cung thấp hơn. Theo đó, dự báo xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm 1 triệu bao, xuống còn 24 triệu bao – mức thấp nhất 3 năm qua. Còn tồn kho sẽ ở mức 1,3 triệu bao, tăng nhẹ so với lượng tồn kho 1,2 triệu bao trong niên vụ 2016-17.
Còn tại Colombia, nhà sản xuất cà phê chế biến ướt lớn nhất thế giới, dự báo sản lượng thu hoạch đạt 14,6 triệu bao, tăng so với sản lượng niên vụ trước.
Hôm thứ Sáu, giá cà phê robusta trên sàn ICE đã thiết lập mức cao nhất hai tháng qua khi tăng lên 2.149 USD/tấn, do giới thương nhân kỳ vọng vào nguồn cung cà phê thắt chặt hơn.
Súng tưới Ducar