Hạn hán ở Gia Lai đang khiến bà con nông dân điêu đứng.
Liên tục những tháng gần đây vùng phía đông Gia Lai không có mưa hoặc mưa rất nhỏ, dẫn đến tình trạng khô hạn, thuỷ điện thiếu nước nghiêm trọng. Thực tế này dẫn đến thiệt hại lớn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dù đây mới là đầu mùa khô ở Tây Nguyên.
Mục lục
Mía “khát”, nông dân mất hàng trăm tỉ đồng
Tình trạng khô hạn kéo dài trong những tháng qua khiến vùng chuyên canh mía lớn nhất Gia Lai bị ảnh hưởng nặng. Thiếu mưa, hàng chục ngàn hecta mía không đẻ nhánh, vươn lá dẫn đến sụt giảm năng suất trầm trọng.
Hàng ngàn hộ nông dân tham gia trồng mía ở thị xã An Khê và các huyện Đăk Pơ, Kon Chro, Kbang đã phải gánh chịu hậu quả của hạn hán. Năng suất mía toàn vùng ước giảm 25 – 30%, tương đương với khoảng 400 – 450 ngàn tấn mía cây.
Nhà máy đường An Khê có công suất là nhà máy lớn nhất trong số các nhà máy đường của Việt Nam với 16 ngàn tấn mía cây/ngày cũng chịu chung ảnh hưởng. Với giá mía được thu mua tại nhà máy là 800 ngàn đồng/tấn mía cây. Kể cả công vận chuyển, thu hoạch, người dân đã bị thiệt hại hàng trăm tỉ đồng.
Ông Nguyễn Hoàng Phước, Phó giám đốc Nhà máy đường An Khê, cho biết: “Theo thống kê sơ bộ thì sản lượng mía toàn vùng giảm năng suất 25 – 30%, tương đương 450.000 – 500.000 tấn. Với giá mía mua tại nhà máy hiện nay là 800.000 đồng/tấn mía cây. Con số giảm như trên cho thấy nông dân đã mất hàng trăm tỉ đồng”.
Đối với mía tơ (mía trồng mới), nông dân phải đầu tư giống, phân bón, công chăm sóc từ 35 – 38 triệu đồng/ha, mía lưu gốc từ 20 – 25 triệu đồng/ha. Nhiều diện tích mía tơ năm nay mất mùa, nông dân bị lỗ. Rất nhiều diện tích mía, thay vì đạt năng suất từ 80 – 100 tấn/ha những niên vụ trước thì nay giảm xuống còn khoảng 60 – 75 tấn/ha. Đáng lưu ý, hiện giá đường cũng giảm so với những năm trước, chỉ 10.000 đồng/kg, kéo theo việc giảm số tiền thu mua trên mỗi tấn mía cây. Nông dân vì thế thiệt đơn thiệt kép.
Để đối phó với tình trạng hạn hán, nông dân đã có nhiều biện pháp khắc phục như cày sâu để chống hạn, đưa phương tiện cơ giới vào quá trình sản xuất để giảm giá thành hoặc chuyển sang trồng các loại cây trồng khác… nhưng khó khăn vẫn còn rất nhiều.
"Mía khát" - nông dân thiệt hại hàng trăm tỉ đồng
Ông Nguyễn Hoàng Phước, Phó giám đốc Nhà máy đường An Khê, cho biết: “Theo thống kê sơ bộ thì sản lượng mía toàn vùng giảm năng suất 25 – 30%, tương đương 450.000 – 500.000 tấn. Với giá mía mua tại nhà máy hiện nay là 800.000 đồng/tấn mía cây, con số giảm như trên cho thấy nông dân đã mất hàng trăm tỉ đồng”.
Hạn hán ở Gia Lai khiến thiếu nước trầm trọng
“Mùa mưa 2019 sẽ đến muộn hơn so với quy luật nhiều năm. Các huyện phía đông, đông nam tỉnh từ nay đến giữa tháng 6 mới có mưa, dự báo khu vực này sẽ là tâm điểm về thiếu nước, khô hạn” – Ông Trần Trung Thành, Phó giám đốc Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây nguyên.
Không chỉ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại, hạn hán cũng khiến thủy điện, cung cấp nước sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhà máy thủy điện An Khê – Kanak với công suất 173 MW. Từ đầu năm đến nay phải hoạt động cầm chừng do ảnh hưởng của hạn hán. Lượng nước về hồ không đạt như yêu cầu do khu vực này nhiều tháng qua không mưa hoặc lượng mưa không đáng kể.
Ông Đỗ Đức Hoài, Phó giám đốc Nhà máy thủy điện An Khê – Kanak, nói: “Hiện nay, hồ Kanak còn khoảng 20 – 30 triệu m3 nước trong khi dung tích bình thường đạt 290 – 300 triệu m3, nhưng vài ngày nữa chắc còn xuống hơn nữa. Nhà máy thủy điện An Khê (công suất 13 MW) đã dừng phát điện tuyệt đối từ đầu tháng 1.2019 để đảm bảo quy trình mực nước đạt 427 m tại hồ An Khê nhằm phục vụ nguồn nước sinh hoạt cho Nhà máy nước Sài Gòn – An Khê và xả về hạ du. Riêng thủy điện Kanak (công suất 160 MW), từ đầu năm 2019 đến nay chỉ phát điện cầm chừng, tính ra chỉ đạt 10 – 15% công suất thiết kế”.
Dù vậy, nhiều tháng không có mưa, lượng nước sông Ba xuống thấp, Công ty cổ phần nước Sài Gòn – An Khê cũng đã phải tạm ngưng cung cấp nước do mực nước lòng hồ thủy điện An Khê xuống quá thấp.
Nhà máy nước của Công ty cổ phần nước Sài Gòn – An Khê hiện có công suất 9.500 m3/ngày đêm, phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho 6.000 hộ dân thuộc địa bàn TX.An Khê và H.Đăk Pơ. Ông Nguyễn Vĩnh Thi, Phó giám đốc nhà máy, cho biết: “Để đối phó với mực nước hồ chứa An Khê xuống thấp trong tình trạng hạn hán được dự báo là khốc liệt trong năm nay, chúng tôi đã mua thêm phương tiện để đặt phao nổi, đưa đường ống lấy nước ra xa hơn phía bờ hồ chứa 200 m nhằm chủ động hơn trong việc bơm nước vào xử lý, góp phần đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho người dân”.
Hạn hán ở Gia Lai còn khốc liệt
Ông Nguyễn Hùng Vỹ, Chủ tịch UBND TX.An Khê, cho biết đã có báo cáo đến các cơ quan chức năng tình trạng khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt do hạn hán. “UBND tỉnh Gia Lai cũng đã có công văn yêu cầu Công ty thủy điện An Khê – Kanak vận hành, điều tiết hồ chứa An Khê, Kanak để đảm bảo cho Công ty cổ phần nước Sài Gòn – An Khê phục vụ nhu cầu sử dụng nước của người dân trên địa bàn”, ông Vỹ nói.
Tuy nhiên, điều đáng lo là hiện thời tiết ở Gia Lai cũng như khu vực Tây nguyên chỉ mới đầu mùa khô, chưa phải là đỉnh hạn. Ông Trần Trung Thành, Phó giám đốc Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây nguyên, nhận định: “Chúng ta đang chịu ảnh hưởng của El Nino với xác suất 70 – 75%. Như vậy các tháng tới đây, lượng mưa trái mùa sẽ ít hơn. Lo ngại hơn nữa là mùa mưa 2019 sẽ đến muộn hơn so với quy luật nhiều năm. Các huyện phía đông, đông nam tỉnh từ nay đến giữa tháng 6 mới có mưa, dự báo khu vực này sẽ là tâm điểm về thiếu nước, khô hạn”.