Dưa lưới, khoai tây, ớt, dưa leo, bí, cà tím, dưa hấu và đậu bắp là những loại cây rau màu cho thấy sự gia tăng đáng kể về tuổi thọ, năng suất và chất lượng quả khi trồng trên màng phủ nông nghiệp.
Một số các cây trồng ít giá trị hơn như bắp ngọt, đậu nho, đậu Hà Lan và bí ngô cũng cho thấy được những hiệu quả tương tự khi trồng với màng phủ nông nghiệp. Sau đây là một số những ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng màng phủ nông nghiệp trong vườn nhà.
1. Ưu điểm màng phủ nông nghiệp
- Tăng nhiệt độ đất: Màng phủ nông nghiệp giữ ấm mặt đất vào ban đêm, đặc biệt là trong mùa lạnh hoặc khi mưa dầm thiếu nắng mặt đất bị lạnh, bộ rễ phát triển kém; màng phủ giúp duy trì nhiệt độ đất, bộ rễ phát triển ổn định, cây tăng trưởng khoẻ.
- Tăng độ tơi xốp cho đất trồng: phần đất dưới màng phủ nông nghiệp sẽ giữ được độ tơi xốp, mềm mại làm cho các chất dinh dưỡng dễ được hấp thụ. Khả năng tiếp nhận oxy của phần rễ cây và các hoạt động của vi sinh vật trong đất cũng sẽ cải thiện đáng kể khi có màng phủ nông nghiệp.
- Tiết kiệm phân bón cho cây trồng: khi có màng phủ nông nghiệp, lượng phân bón cho cây trồng sẽ không thể chảy qua lớp màng, giảm lượng phân bón thất thoát ra ngoài, tiết kiệm được lượng phân bón cho cây.
- Giảm thiểu tình trạng cây trồng úng nước: nước được dẫn vào từng hàng và lượng nước dư thừa sẽ chảy ra ngoài ruộng vườn, làm giảm tình trạng tích nước và các áp lực nước dư thừa trong đất khác.
- Tiết kiệm nước tưới: Giảm thiểu tối đa lượng nước bị bốc hơi do hơi nước sẽ ít đi qua lớp màng phủ nên sẽ giảm thiểu lượng nước tưới cho cây trồng. Lưu ý: hình thức tưới vòi xịt truyền thống không thích hợp với những vườn cây sử dụng màng phủ nông nghiệp vì khi tưới nước tưới sẽ không thể đi qua màng phủ vào đất và đến phần rễ cây. Hình thức tưới nhỏ giọt dọc luống thích hợp hơn với cây trồng có màng phủ nông nghiệp.
- Cây trồng cho trái sạch hơn: cây trồng sẽ được bảo vệ bởi lớp màng, chúng giúp cho cây loại bỏ đi những vết bẩn, rêu bám vào phần thân và quả, giúp qua cho màu sắc đẹp hơn.
- Hạn chế sự phát triển của cỏ dại: màng phủ nông nghiệp đóng vai trò như một màng chắn giúp hạn chế lượng ánh sáng mặt trời tìm đến cỏ dại, làm hạn chế sự sinh trưởng của chúng. Cỏ dại không những cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng mà còn là nơi trú ngụ của côn trùng gây hại, làm cỏ không những tốn chi phí mà còn làm lay động rễ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
- Giúp thu hoạch sớm hơn dự định: Màng phủ nông nghiệp màu đen giúp kết thúc mùa vụ sớm hơn từ 2-14 ngày trong khi đó loại màng phủ màu bạc thì lại sớm hơn khoảng 21 ngày.
- Giúp cây trồng tăng trưởng nhanh hơn: CO2 là một hợp chất thiết yếu thúc đẩy quả trình quang hợp của cây trồng. Cây giải phóng khí CO2 trong quá trình hô hấp (đốt cháy năng lượng) được gọi là chu trình Krebs. Chu trình này không phụ thuộc vào ánh sáng nên nó diễn ra liên tục. Quang hợp là quá trình chịu trách nhiệm cung cấp khí oxy và phụ thuộc vào ánh sáng nên chỉ diễn ra vào ban ngày. Mọi hoạt động hóa học đều cân bằng nhưng quá trình hô hấp tạo ra CO2 diễn ra vào ban đêm – thời điểm quá trình quang hợp bị ngừng lại. Vì vậy cây sẽ hấp thụ khí O2 và nhả khi CO2 vào ban đêm. Lớp màng ngăn không cho khí CO2 thoát ra môi trường bên ngoài nên sẽ tạo ra một lượng khi CO2 tương đối cao, giúp cho quá trình quang hợp của cây làm cây phát triển nhanh hơn.
2. Nhược điểm màng phủ nông nghiệp
- Sau vụ mùa, chúng ta sẽ phải tốn công sức và tiền bạc để lấy màng phủ nông nghiệp ra vì chúng sẽ không thể tự phân hủy theo thời gian. Do đó, hiện nay đã có loại màng phủ nông nghiệp có thể tự phân hủy sau mùa vụ, giúp người nông dân tiết kiệm được thời gian và công sức sau khi thu hoạch.
- Chi phí đầu tư ban đầu cao: màng phủ nông nghiệp và hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ làm cho chi phí ban đầu tăng. Những chi phí này sẽ được bù đắp bởi thu nhập tăng lên do thu hoạch sớm, chất lượng quả tốt hơn và sản lượng cao hơn.
- Tăng cường sự quản lý và giám sát cho khu vườn: màng phủ nông nghiệp và hệ thống tưới nhỏ giọt phải được theo dõi một cách cẩn thận và thường xuyên. (Vì sao nên chọn hình thức tưới nhỏ giọt cho khu vườn sử dụng màng phủ nông nghiệp?)