Chè xanh là loài cây trồng lâu năm. Nó được trồng phổ biến ở các vùng có địa hình đồi núi trung bình. Đặc biệt, cây chè rất thích hợp với thời tiết ẩm, nhiều mưa. Do đó, việc canh tác cây chè không khó. Tuy nhiên, để đạt năng suất cao, chúng ta cần có kỹ thuật trồng và tưới cây chè khoa học.
Mục lục
Một số thông tin về cây chè mà bạn cần biết đến:
Trước khi trồng và chăm sóc cây chè, chúng ta cần tiến hành qua nhiều công đoạn. Vì vậy, bạn cần phải nắm vững một số đặc điểm chính của nó như sau:
– Ở miền Bắc, thời điểm phù hợp nhất để trồng là vào tháng 8 – 10 hoặc tháng 2 – 3 âm lịch. Còn đối với miền Nam vào khoảng tháng 5 – 7 đầu mùa mưa;
– Cây chè phát triển tốt nhất ở các địa hình trung du, miền núi. Đây là những nơi có đất xói mòn khó canh tác, nhiệt độ cao và nhiều mưa;
– Đây là loài cây lâu năm nên tuổi sinh trưởng tốt tới 30 đến 40 năm thu hoạch. Vì thế, chúng ta cần có khâu tác động chủ động, toàn diện, chính xác ngay từ đầu. Với mục đích tránh được những sai lầm không đáng có ở các thời kỳ sau;
– Ngoài ra, để chế biến chè khô, chúng ta thu hoạch bằng cách lấy phần búp, lá non. Do đó, ta cần có kỹ thuật tốt để đảm bảo tăng năng suất và chất lượng cho chè.
Kỹ thuật trồng và tưới cây chè đạt hiệu quả cao:
Những thông tin cần thiết về kỹ thuật trồng chè:
Chúng ta nên cuốc hốc rộng 20cm, chiều sâu từ 20 đến 25cm, hốc cách hốc tầm 40 – 45cm. Sau đó, dùng dao rạch nhẹ túi bầu (giữ nguyên bầu đất). Đồng thời, đặt cây vào hốc theo cùng hướng để tiện trong việc chăm sóc, lấp đất và lèn chặt quanh bầu chè. Tiếp theo đó, ta phủ một lớp đất tơi xốp lên mặt luống của chè. Bắt đầu tiến hành tủ gốc giữ ẩm cho đất bằng phụ phẩm nông nghiệp. Chẳng hạn như rơm rạ, thân cây đậu, lạc, các loại cây phân xanh, cỏ khô,… Ngoài ra, chúng ta cần dự phòng lượng giống cùng loại khoảng 7 – 10% để trồng dặm khi cần thiết.
Phương pháp trồng dặm: Chọn những cây tốt nhất, cuốc hố rộng và bón phân lót đầy đủ. Cây chè trồng dặm cần được chăm sóc kỹ hơn. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất cho chúng phát triển để đuổi kịp các cây trồng trước đó.
Đối với cây chè, chúng ta nên sử dụng loại phân hữu cơ. Bởi nó không những cung cấp các chất dinh dưỡng trực tiếp cho cây mà còn cải thiện lý tính của đất. Ví dụ như: làm cho đất tơi xốp; tăng kết cấu, khả năng thấm và giữ nước của đất. Đồng thời, tăng sự hoạt động của các hệ vi sinh vật, thành phần dinh dưỡng khoáng cho đất. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho cây chè sinh trưởng, phát triển hiệu quả.
Kỹ thuật tưới cây chè bằng giải pháp tưới phun mưa:
Kỹ thuật tưới phun mưa là giải pháp đưa nước tới cây trồng, vào mặt đất dưới dạng mưa nhân tạo. Đây được xem như một giải pháp mang lại hiệu quả rất cao trong việc tưới cho cây chè. Bởi nó giúp hạn chế được độ tổn thất nước do bốc hơi vì tia phun ngắn, cũng như không phá vỡ kết cấu, không tạo nên dòng chảy trên mặt đất. Ngoài ra, khoảng không gian làm ướt có thể điều chỉnh phù hợp với sự tăng trưởng của cây trồng. Đồng thời, toàn bộ hệ thống đường ống được thiết kế ngầm. Do đó, tiết kiệm được diện tích, thuận tiện trong việc chăm sóc và canh tác.
Mặt khác, kỹ thuật tưới phun mưa dễ tự động hóa từng phần hoặc từng phần hệ thống tưới. Ta có thể kể đến như cơ khí hóa và tự động hóa phần thiết bị điều khiển, thiết bị tưới mặt ruộng hay điều khiển toàn bộ hệ thống từ xa theo chương trình lập sẵn. Qua đó, chúng ta sẽ tiết kiệm được sức lao động và nâng cao năng suất tưới.
Lời kết:
Tóm lại, bài viết trên đã cung cấp thông tin về kỹ thuật trồng và tưới cây chè giúp đạt hiệu quả cao. Do đó, chúng ta còn chần chờ gì mà không liên hệ ngay tại đây để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất cho bạn.