Những giải pháp dành cho nông dân giải quyết vấn đề hạn mặn trước mắt

Cuối năm 2019, đầu năm 2020, khắp các mặt báo đều phủ rộng tin tức hạn ngập mặn xâm lấn miền Tây, gây thiệt hại kinh tế nặng nề, nhiều ha lúa bị mất trắng. Hôm nay, Nhà Bè Agri giới thiệu đến bà con nông dân các giải pháp giúp giải quyết vấn đề hạn mặn trước mắt. 

#1 Giải pháp hàng đầu là áp dụng công nghệ tưới hiệu quả và tưới tiết kiệm của Israel 

Miền Tây nói riêng và Việt Nam nói chung cần có kế hoạch sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, nâng cao hiệu suất sử dụng nước. Để thực hiện được điều đó thì cần khuyến khích nông dân áp dụng công nghệ tưới hiệu quả và tiết kiệm của Israel. Các thiết bị tưới thường được kể đến là: dây tưới nhỏ giọt, béc tưới phun mưa, béc tưới phun sương, thiết bị lọc, thiết bị châm phân, ống mềm PE. … Thương hiệu các sản phẩm cũng rất đa dạng, đặc biệt là phải kể đến thương hiệu thiết bị tưới Rivulis với các dòng sản phẩm chất lượng: béc tưới S2000, dây tưới nhỏ giọt T-Tape, đầu tưới nhỏ giọt Supertif. Những sản phẩm này đều hỗ trợ nông dân tưới tiêu hiệu quả và cực kì tiết kiệm nước. Bởi tất cả sản phẩm đều có thông số cụ thể, lưu lượng tưới theo giờ, áp suất tưới. Giúp nông dân có thể kiểm soát tốt lượng nước cần tưới cho cây. Đảm bảo cây nhận đủ nước mà không tưới thừa nước như các phương pháp truyền thống. 

#2 Sử dụng công nghệ lọc để giảm và khử độ mặn của nước tưới cây

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong vòng 1 thế kỷ qua, mực nước biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng 55-75 cm. Mực nước biển của Việt Nam có thể dâng thêm 33,3cm vào năm 2050, 45cm vào năm 2070 và khoảng 1m vào năm 2100. Đặc biệt, vùng đất ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Hậu thuộc tỉnh Nam Định là các khu vực dự báo sẽ bị xâm thực mạnh. Phông mặn sẽ xâm thực theo hướng vào sâu trong đất liền. Không chỉ gây thiệt hại lớn cho trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt của người dân, sự thay đổi này sẽ làm cho mức độ ăn mòn kim loại tại các công trình tăng lên. Để đối phó với hiện trạng khắc nghiệt trên, nông dân cần chuẩn bị sẵn các kiến thức về công nghệ lọc để giảm và khử độ mặn của nước tưới cây. Azud là một thương hiệu thiết bị tưới của Tây Ban Nha, nổi tiếng vói công nghệ lọc hàng đầu thế giới. Với các bộ lọc từ cơ bản, chi phí thấp đến các bộ lọc cao cấp chất lượng cao. Azud còn sản xuất ra hệ thống lọc có thể khử độ mặn, lọc nước biển thành nước có thể uống hoặc nước tưới cây. Dưới đầy là thông số kỹ thuật của các hệ thống lọc khử mặn bà con nông dân có thể tham khảo. 

AZUD WATERTECH OSM OX (TDS: 1.000 – 3.000 ppm)

Azud OSM

Model

Max. Production

m3/h gpm
AZUD WATERTECH OSM OX0.8 0.8 3.5
AZUD WATERTECH OSM OX2 2.0 8.8
AZUD WATERTECH OSM OX4 4.0 17.6
AZUD WATERTECH OSM OX8 8.0 35.2
AZUD WATERTECH OSM OX11 11.0 48.5
AZUD WATERTECH OSM OX21 21.0 92.5
AZUD WATERTECH OSM OX42

42.0

185.0

AZUD WATERTECH DW ZSW (TDS: 35.000 – 45.000 ppm)

azud ZSW

Model

Max. Production

m3/h gpm
AZUD WATERTECH DW ZSW2.8 2.8 12.3
AZUD WATERTECH DW ZSW5.6 5.6 24.7
AZUD WATERTECH DW ZSW11 11.0 48.5
AZUD WATERTECH DW ZSW18 18.0 79.3
AZUD WATERTECH DW ZSW24 24.0 105.7
AZUD WATERTECH DW ZSW42 42.0 185.0

#3 Tìm hiểu các kỹ thuật canh tác lúa và cây ăn trái trong điều kiện hạn, mặn

Khi có nguy cơ bị hạn mặn, nông dân cần chủ động sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, lục bình …) hoặc màng phủ nông nghiệp phủ gốc để giữ ẩm cho cây. Cắt tỉa cành, tạo tán gọn, tỉa bớt nụ, hoa để hạn chế thoát hơi nước. Ngoài ra, nông dân cần củng cố hệ thống đê bao và đê xung quanh vườn để ngăn ngừa nước mặn xâm nhập. Đo độ mặn cẩn thận trước mỗi lần lấy nước, không tưới nước có độ mặn trên 1 phần nghìn cho cây. Hạn chế tối đa việc tưới nước nhiễm mặn cho cây trồng khi độ mặn ≥ 1‰. Đối với nhóm cây mẫn cảm với mặn như: bơ, chuối, khế, nhãn, đu đủ, chanh dây, sầu riêng, chôm chôm, bòn bon, măng cụt thì không nên tưới nước khi nồng độ mặn > 0,5‰. Trong thời gian nhiễm mặn chỉ tưới nước tối thiểu, giúp cho cây không bị héo và mặt đất không bị khô nứt (kéo dài thời gian giữa hai lần tưới, giảm số lần tưới và lượng nước tưới).

Trường hợp cây đã bị nhiễm mặn, nông dân cần bón bổ sung phân Sulphate Kali (K2SO4), vôi bột lượng 500-1.000 kg/ha. Nếu hạn, mặn kéo dài phun thêm phân bón lá và chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn như: KNO3 (10g/1 lít nước); Brassinosteroid (Comcat 150WP, Nyro 0,01N, Biobeca 0.1 SP, Super Humic,…); phân chứa các nguyên tố canxi, magiê, silic giúp tăng khả năng đề kháng của cây. Bón phân lân để cung cấp lân cho cây, hạn chế sự thu hút các ion Cl quá nhiều trong cây. Không nên bón phân có chứa Natri và Cl vì sẽ tăng độ độc cho cây. Phun các chế phẩm có Brassinosteroide hoặc Proline để tăng tính chống chịu của cây trồng đối với mặn.

Đặc biệt, nông dân cần lưu ý tiến hành xử lý ra hoa rải vụ, trái vụ, trồng mới trong thời gian hạn hán nếu nguồn nước ngọt không đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cây. Không nên xử lý cây ra hoa trong giai đoạn này nếu nguồn nước tưới không đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cây khi đậu trái và phát triển trái.

#4 Dự trữ nước để tưới cho cây ăn quả trong thời kỳ hạn mặn

Dự trữ nước ngọt trong mương để tưới cho cây ăn quả trong những tháng nước mặn, hoặc dự trữ trong những túi nilon dày và đặt dưới gốc cây để tưới cho cây trồng trong những tháng nước mặn. Vào mùa mưa, nông dân nên trữ nước trong các bồn chứa với dung tích lớn, dự trữ trong mương để phòng sử dụng vào mùa hạn mặn. Đặc biệt, vào thời điểm trong ngày nước hết mặn, nông dân cần nhanh chóng lấy nước vào vườn để kịp tưới cho cây. 

#5 Chuyển đổi sang trồng các giống cây có khả năng chịu mặn cao

Sử dụng các gốc ghép chống chịu mặn cho cây có múi như: Sảnh, Bòng, bưởi Bung, bưởi Hồng Đường (Cần Thơ), bưởi Đường Hồng (Bình Dương) có khả năng chống chịu mặn ở nồng độ NaCl 8‰ trong 56 ngày ở điều kiện nhà lưới. Các gốc ghép chống chịu mặn cho xoài như: xoài Canh Nông (Khánh Hòa), Châu Hạng Võ (Trà Vinh), xoài 13 -1 (Israel), xoài  Ghép xanh (Tiền Giang), xoài Thơm (An Giang) có khả năng chống chịu mặn ở nồng độ NaCl 13‰ trong 60 ngày ở điều kiện nhà lưới. Sử dụng gốc ghép cây có múi chống chịu hạn như: bưởi Thanh Trà, bưởi Biên Hòa, Trúc có khả năng chống chịu hạn tốt trong điều kiện thí nghiệm và ngoài đồng.

Nhà Bè Agri khuyến khích bà con nông dân thường xuyên cập nhật thông tin về dự báo tình hình xâm nhập mặn, nồng độ mặn trên các sông, rạch để có hướng xử lý kịp thời ngăn chặn hoặc lấy nước vào vườn. Để được tư vấn lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước, bà con có thể liên hệ hotline 1900 2187 để được tư vấn cụ thể!

Đánh giá
Cảm ơn quý bà con đã tham khảo. Nhà Bè Agri cung cấp các dịch vụ Tư vấn qua điện thoại, Khảo sát, Thiết kế, Phân tích hiệu quả dự án tưới, Báo giá thiết bị, Thi công lắp đặt hệ thống tưới. Xin vui lòng liên hệ Nhà Bè Agri

Để lại một bình luận