Mục lục
Tưới nhỏ giọt là gì? Đặc điểm chức năng của hệ thống tưới nhỏ giọt.
Nhabeagri đã có quá nhiều bài viết về tưới tự động nói chung và tưới nhỏ giọt nói riêng. Tưới nhỏ giọt là hình thức tưới công nghệ mới cho phép nước nhỏ giọt từ từ vào rễ của các loại cây khác nhau, hoặc nhỏ lên bề mặt đất hoặc trực tiếp lên vùng đất có rễ giúp tiết kiệm nước, phân bón và thời gian chăm sóc cây trồng.
Tưới nhỏ giọt đã có từ rất lâu đời , nhiều người cứ cho rằng tưới nhỏ giọt có nguồn gốc từ Israel, nhưng thực chất chúng đã có từ thời Ai Cập cổ xưa và Israel là quốc gia cải thiện và cho ra đời hệ thống tưới nhỏ giọt hoàn chỉnh ngày nay.
(Xem thêm bài viết về nguồn gốc “Tưới nhỏ giọt có từ đâu?”)
Đặc điểm hình thức tưới nhỏ giọt
– Tưới nhỏ giọt đảm bảo phân bố độ ẩm đều trong tầng đất nông nghiệp canh tác, tạo điều kiện thuận lợi về chế độ không khí, nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, quang hợp.. cho cây trồng.
– Tưới nhỏ giọt cung cấp một cách đều đặn lượng nước tưới cần thiết nhưng tránh được hiện tượng tập trung muối trong nước tưới và trong đất, khắc phục hiện tượng bạc màu, rửa trôi đất trên đồng ruộng.
– Tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước đến mức tối đa, giảm đến mức tối thiểu các tổn thất lượng nước tưới do bốc hơi, thấm…
– Tưới nhỏ giọt không gây ra hiện tượng xói mòn đất, không tạo nên váng đất đọng trên bề mặt và không phá vỡ cấu tượng đất.
– Tưới nhỏ giọt đảm bảo năng suất tưới, năng suất lao động được nâng cao không ngừng vì có khả năng cơ khí hóa, tự động hóa nông nghiệp ở khâu nước tưới. Tưới nhỏ giọt tạo điều kiện cho cơ giới hóa, tự động hóa thực hiện tốt một số khâu như phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học kết hợp với tưới nước.
– Tưới nhỏ giọt phụ thuộc rất ít vào các yếu tố thiên nhiên như độ đốc của địa hình, thành phần và cấu trúc đất tưới, mực nước ngầm nông hay sâu, ảnh hưởng của sức gió… Tưới nhỏ giọt phù hợp với mọi địa hình nông nghiệp Việt Nam
– Tưới nhỏ giọt sử dụng cột nước áp lực làm việc thấp, lưu lượng nhỏ nên tiết kiệm năng lượng, giãm chi phí vận hành.
– Tưới nhỏ giọt góp phần ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại quanh gốc cây và sâu bệnh vì lượng nước chỉ cung cấp làm ẩm gốc cây.
– Tưới nhỏ giọt cung cấp nước thường xuyên, duy trì chế độ ẩm thích hợp theo nhu cầu sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng công nghiệp, cây trồng công nghiệp. Nhờ đó, cây sinh trưởng tốt, phát triển nhanh, đạt năng suất cao.
Cấu tạo và phân loại:
Một hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ bao gồm
- Nguồn nước: nước mặt hoặc nước ngầm.
- Một máy bơm động cơ điện hay xăng, đầu cột áp 3.3bar đổ lại. Có thể lắp thêm rơle tự đóng mở.
- Ống nhựa PV cứng đường kính 30-40 hay thâm chí 60mm làm ống dẫn nước chính và loại đường kính 16-21mm làm ống dẫn phụ. Xem thêm
- Phụ kiện lắp ráp hệ thống này bao gồm các co, khúc nối thẳng, khúc nối chữ T, khúc nối giảm đường kính ống và đầu tưới nhỏ giọt. Xem thêm
- Ống nhựa dẻo đường kính 16 mm hoặc nhỏ hơn.
- Vật liệu làm bồn nước gồm: 4 hoặc 6 trụ ximăng, cây vuông hay cây tròn cũng được, dài 3-4 m, kèm theo các tấm đan dày làm miếng kê chống lún, chống mục cho cột. Một số cây làm dằng chéo các cột. Ít nhất cần có 8 cây đà dọc, ngang và 3-4 cây đà chịu lực đáy bồn nước. Ván làm vách thành và đáy bồn nước dày hơn 2 cm. 1 tấm vải bạt xe (mủ sọc) và một tấm mủ trong loại dày làm lòng hồ 2 lớp. Một khớp nối răng bằng thau hoặc bằng nhựa có đường kính phù hợp nối với đường kính ống chính; khớp này dùng để làm cửa lấy nước vì vậy cần có 2 miếng đệm mê-ka và 2 miếng đệm cao su chống rò rỉ nước. Cần 1 lưới lọc nước thô kiểu cái túi gắn vào phía trên cửa lấy nước. Một số vật liệu làm mái che bồn nước bằng chất liệu có sẵn, tole hoặc lá.
Cách lắp đặt
– Dựng hệ thống cột, dằng chéo, đà ngang, dọc, sử dụng khoan bắt ốc hoặc đóng đinh 7-10 cm, dùng dây dọi, ống bọt nước để cân chỉnh các chiều thẳng đứng và mặt phẳng ngang.
– Đóng ván từ trong lòng hồ ra phía ngoài bằng đinh 5cm tạo cho vách bồn và đáy bồn thật phẳng, ở một tấm ván đáy có chứa lỗ lấy nước.
– Trải tấm vải mủ sọc và tấm vải mủ trong, ém kỹ cho sát vào góc và thành bồn. Tại vị trí lỗ định sẵn ở miếng ván đáy hồ, tiến hành tạo cửa lấy nước (đục thấu 2 lớp vải mủ) bằng đục tròn, luồn khớp nối răng trong ở dưới lên (đã lắp miếng đệm mê-ka và đệm cao su) tương tự lắp ống ra ngoài, siết thật chặt.
– Lấp hệ thống ống dẫn chính theo chiều dài thửa đất, truyền sang ống phụ theo líp bằng khớp nối chữ T giảm đường kính, lắp các ống nhánh tới các gốc cây và lắp vòi phun hay dụng cụ nhỏ giọt. Các vòi phun và lỗ nhỏ giọt hướng lên phía trên để tránh cặn làm tắc ống và dễ kiểm tra lưu lượng nước tưới, nơi gần nguồn bố trí lỗ nhỏ giọt nhỏ hơn nơi cuối nguồn.
Hiện nay trên thị trường có các loại bồn nhựa có dung tích lớn hơn hoặc bằng 1 m3 có nắp đậy rất tiện cho việc lắp đặt bồn và không phải thiết kế mái che.
Xem thêm bài viết về cách lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt.
Chi phí lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt là bao nhiêu?
Cứ trung bình mỗi ha, chúng ta cần phải tiêu tốn từ 35-55 triệu tuỳ vào từng loại cây trồng, khoảng cách giữ các cây. Nhabeagri cũng có các bài viết tính toán chi phí cho các loại cây trồng khác nhau chẳng hạn như cây Cam Vinh,…
Xem bài viết tính chi phí lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây cam tại đây.
Tối ưu hoá công sức và thời gian tưới bằng cách kết hợp tưới nhỏ giọt với bộ hẹn giờ tưới và bộ phận cảm biến
Bộ hẹn giờ tưới tự động (bộ timer) là một thiết bị vô cùng quan trọng trong hệ thống tưới tự động. Thiết bị này sử dụng pin hoặc năng lượng mặt trời với cơ chế tự động hoàn toàn sẽ giúp hệ thống tưới tự động mà không cần sự điều khiển của con người. Bạn chỉ cần cài đặt thời gian tưới, khoảng thời gian tưới trong bao lâu, lưu lượng nước tưới,… một lần thì hệ thống sẽ tự lặp lại mãi mãi giúp bạn tiết kiệm được vô số thời gian, công sức để chăm sóc cây trồng.
Bộ phận cảm biến là một thiết bị có thể dự báo được thời tiết như thế nào, mưa hay nắng, mưa nhiều hay ít, từ đó có thể tính toán được cả lượng nước tưới phù hợp cho cây. Một số thiết bị hiện đại còn có thể kết nối với điện thoại smartphone thông qua wifi,3g hay 4g, dù bạn đang du lịch xa mấy bạn cây số cũng có thể dễ dàng tưới cho vườn nhà bạn chỉ bằng một cú click trên điện thoại.
Thế nên, khi kết hợp tưới nhỏ giọt ngày nay, không chỉ mang lại hiệu quả cho năng suất cây trồng, mà còn cực kì đơn giản, dễ dàng lắp ráp, sử dụng và cực kì tiện lợi khi ta biết phối hợp với các thiết bị công nghệ tiên tiến khác.