Thiết kế hệ thống tưới cây tự đông

THIẾT KẾ

HỆ THỐNG TƯỚI CÂY TỰ ĐỘNG

Thiết kế hệ thống tưới cây tự động, tại sao đóng vai trò quan trọng?

Nhà Bè Agri nhận được hàng trăm câu hỏi mỗi tháng về các trường hợp hệ thống tưới không hoạt động như mong muốn, điển hình như “thông số kỹ thuật ghi bán kính tới 25m, nhưng thực tế tưới được tầm 13m”; “sao chi phí một hệ thống tưới chú lắp tới 60tri/ha, mà bên cháu tư vấn chỉ tầm 25tri/ha”, “Cỡ ống của anh đi 25mm có đủ không”, “chọn giúp em cái bơm”, “tưới trong khoảng thời gian bao lâu thì đủ nước”, “Khoai mì thì nên tưới béc hay nhỏ giọt”…

Chúng tôi hiểu rằng, đa số thắc mắc liên quan tới vấn đề kỹ thuật trong hệ thống tưới, từ đó thấy được tầm quan trọng của việc Thiết kế hệ thống tưới cây tự động.

Hãy cùng Nhà Bè Agri chi tiết hơn các vấn đề liên quan tới việc Thiết kế hệ thống tưới cây tự động.

THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƯỚI CÂY TỰ ĐỘNG LÀ GÌ

Chúng ta có thể hiểu đơn giản như thế này: Việc Thiết kế hệ thống tưới cây tự động bao chùm hầu hết mọi công việc, hoạt động để có thể có được một hệ thống tưới hoàn chỉnh, hoạt động hiệu quả. Chúng thường bao gồm:

  • Xác định nhu cầu nước tưới cây trồng,
  • Am hiểu về điều kiện về thổ nhưỡng – khí hậu – nguồn nước – cơ sở vật lực hiện có,
  • Xác định giải pháp tưới phù hợp,
  • Tiết hành khảo sát – đo đạc,
  • Xác định sơ bộ về tổng lượng nước tưới
  • Thiết kế mạng lưới đường ống, phân van tưới
  • Tính toán thủy lực: lưu lượng, áp suất
  • Lựa chọn thiết bị: cỡ ống, lưu lượng béc tưới, bán kính béc tưới
  • Tối ưu hóa các lựa chọn: phân van, thiết bị, bơm
  • Các vấn đề đến khả năng lắp đặt, vận hành, bảo trì hệ thống tưới.
  • Phân tích hoạt động của hệ thống tưới: Lưu lượng tưới, thời gian tưới, chu kỳ tưới, nguồn nước cấp
  • Tính toán hiệu quả, hiệu suất đầu tư..

LỢI ÍCH CỦA VIẾC THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƯỚI TỰ ĐỘNG

  • Đầu tiên, với tư duy cần thiết kế một hệ thống tưới tự động, giúp chúng ta xem xét tới mọi khía cạnh của một hệ thống tưới bao gồm các yếu tố như: Giải pháp – kỹ thuật – chi phí đầu tư – chi phí vận hành – hiệu quả kinh tế.
  • Tránh lãng phí trong việc mua sắm thiết bị (đặc biệt lãng phí khi chọn dư thừa cỡ ống và bơm).
  • Lên được kế hoạch vận hành.
  • Hạn chế lãng phí nước, lãng phí điện và thời gian tưới.
  • Đảm bảo các thiết bị hoạt động đạt hiệu quả tối đa.
Chon may bom cho he thong tuoi veritcal

7 YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƯỚI

1. Xác định nhu cầu nước nước tưới

Loại cây: Các loại cây khác nhau có nhu cầu nước khác nhau. Ví dụ, bãi cỏ cần nhiều nước hơn các loại cây chịu hạn. Với một loại cây, nhu cầu lại khác nhau theo từng giai đoạn sinh trưởng.

Loại đất: Đất cát thoát nước nhanh, cần tưới thường xuyên hơn, trong khi đất sét giữ ẩm, cần tưới ít thường xuyên hơn.

Khí hậu: Khí hậu địa phương, bao gồm lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm, sẽ ảnh hưởng đến lượng nước tưới cần thiết.

2. Nguồn nước và tính khả dụng

Nguồn nước: Xác định nguồn nước (giếng, sông, thu gom nước mưa, nguồn cung cấp của thành phố, v.v.) và kiểm tra tính khả dụng và chất lượng của nguồn nước.

Áp suất nước và lưu lượng nước: Đo áp suất nước và lưu lượng nước để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của hệ thống. Bạn có thể cần bộ điều chỉnh áp suất nếu áp suất nước quá cao.

3. Lựa chọn giải pháp tưới

Giải pháp tưới thực sự đóng vai trò trọng tâm trong việc Thiết kế hệ thống tưới tự động. Chúng liên quan tới mọi khía cạnh trong việc thiết kế hệ thống tưới.

  • Hệ thống tưới nhỏ giọt: Hiệu quả cho hầu hết mọi loại cây trồng, đặc biệt các loại cây theo luống như Mía, mì, bắp, khoai… Nước được đưa trực tiếp đến rễ cây, giảm thiểu lãng phí.
  • Hệ thống phun phun mưa: Tưới phu mưa phủ bề mặt thích hợp bãi cỏ, các cây tán thấp, trồng dày; hoặc tưới phun mưa dưới gốc phù hợp cho cây ăn trái.
  • Hệ thống tưới phun sương làm mát: thường áp dụng cho tưới giàn lan, giàn hoa, hoặc tưới giữ mát.
  • Một số loại cây có thể áp dụng cả nhỏ giọt và phun mưa, vì vậy cần xem xét đến nhiều yếu tố để quyết định như điều kiện nguồn nước, điều kiện khí hậu – thổ nhưỡng, khả năng vận hành, nguồn nhân sự vận hành hệ thống tưới, quy mô diện tích, chi phí đầu tư, chi phí vận hành…

4. Thiết kế tổng thể

Khảo sát thực địa: Đo đạc và lập bản đồ khu vực cần tưới, bao gồm diện tích, thay đổi độ cao, quy cách trồng.
Phân vùng: có thể phân chia các vùng tưới dựa trên nhu cầu nước của cây, loại đất và lượng ánh nắng. Mỗi vùng sẽ có lịch trình và hệ thống tưới riêng.
Vị trí lắp đặt vòi phun nước hoặc đường ống nhỏ giọt: Với hệ thống tưới phun mưu, cần xác định tưới phủ đều giáp mí hay phủ chân. Đối với hệ thống tưới nhỏ giọt, cần xác định rải ống giữa hay bên luống.
Cao độ và độ dốc: Xem xét các thay đổi độ cao trong cảnh quan, vì nước có thể đọng lại ở các khu vực thấp hơn hoặc chảy quá nhanh trên các sườn dốc. Điều chỉnh thiết kế hệ thống bằng van kiểm tra hoặc bộ điều chỉnh áp suất nếu cần.

5. Lựa chọn thiết bị tưới

  • Đường ống: Chọn vật liệu ống phù hợp (PVC, HDPE, LDPE, ống xẹp) và kích thước đường ống (cỡ ống bao nhiêu?) để đảm bảo phù hợp với lưu lượng và áp suất nước.Đường ống chính nên ưu tiên cỡ lớn, dày dặn, trong khi đường ống nhánh có thể nhỏ hơn.
  • Hệ thống van: Sử dụng van điều khiển cho từng vùng tưới. Van điện từ có thể được tự động hóa bằng bộ điều khiển. Cân nhắc sử dụng thêm các van điều áp, van chống chảy ngược.
  • Bộ hẹn giờ và bộ điều khiển: Bộ hẹn giờ tự động giúp lên lịch tưới tiêu. Bộ điều khiển thông minh có thể điều chỉnh dựa trên điều kiện thời tiết, cải thiện hiệu quả sử dụng nước.
  • Thiết bị tưới (béc tưới, đầu nhỏ giọt, ống nhỏ giọt): Chọn thiết bị tưới phù hợp cho từng loại cây, khả năng cung cấp nước cũng như yêu cầu về sự đồng đều, chi phí… Các yếu tố quan trọng gồm: lưu lượng, độ đồng đều, bán kính, độ bền thiết bị.

6. Quản lý vận hành hệ thống tưới

  • Lịch trình tưới cụ thể theo từng vùng: Đặt lịch trình khác nhau cho từng vùng dựa trên nhu cầu của cây và loại đất.
  • Thời gian trong ngày: Tưới nước vào sáng sớm hoặc tối muộn để giảm thiểu thất thoát do bốc hơi.
  • Lưu lượng nước tưới: tưới đẫm hay tưới nông
  • Tần suất: Tùy theo yêu cầu chúng ta có thể tưới nước sâu và giản chu kỳ tưới, hoặc tưới nông nhưng tăn tần suất.

7. Lắp đặt bảo trì hệ thống tưới

Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý đến các yếu tố khác như Khả năng lắp đặt, vận hành, và bảo trì hệ thống tưới.




Nha be home 01



Tổng hợp kiến thức tưới tự động

Nói với chúng tôi, nhiều bà con bỏ hàng chục triệu mua thiết bị về làm hệ thống tưới nhưng không đạt hiệu quả. Một phần là bởi bị sai ở khâu thiết kế.

Trong phần kiến thức tưới tổng hợp, bà con sẽ nắm được các hình thức – giải pháp tưới; một số mô hình – kỹ thuật tưới cho các loại cây trồng phổ biến, cũng như công thức tính toán – thiết kế hệ thống tưới cây tự động; và một số câu hỏi – thắc mắc thường gặp.





Xem chi tiết →





Giải pháp tưới theo từng loại cây trồng

Mỗi loại cây trồng có những đặc điểm sinh trường, chế độ chăm sóc và nhu cầu tưới nước khác nhau. Tương ứng với từng loại cây, sẽ có những giải pháp, kỹ thuật tưới tối ưu tương ứng. Nhà Bè Agri chi tiết các giải pháp – kỹ thuật tưới theo từng loại cây trồng. Xin bà con cùng tham khảo.



Xem chi tiết →


Nha be home 02










Hướng dẫn chọn thiết bị tưới


Nha be home 03


Để bà con nông dân, quý khách hàng có thể dễ dạng chọn lựa thiết bị tưới. Nhà Bè Agri có tạo sẵn các hướng dẫn theo từng nhóm sản phẩm, giúp bà con truy cập nhanh và lựa chọn sản phẩm tối ưu với từng mục đích sử dụng.

Trong hệ thống tưới thường bao gồm nhiều nhóm thiết bị, các thiết bị này cần được lựa chọn tính toán dựa trên thức tế nhu cầu tưới cho từng loại cây trồng, từng điều kiện tưới cụ thể như điều kiện về nguồn nước, điều kiện địa hình, quy mô dự án, cũng như chi phí đầu tư.

Từ đó Nhà Bè Agri tạo theo từng nhóm, mỗi nhóm sẽ phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau.


Xem chi tiết →

LIÊN HỆ NHÀ BÈ AGRI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN - HỖ TRỢ THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƯỚI [HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ]

OBJECTS

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN