Kỹ thuật tưới cây trồng

Chăm Sóc Chè Hiệu Quả Cao?

Chè là loại cây trồng rất đặc biệt. Trồng ở khí hậu lạnh. Đất đai phải có tầng dày và kết cấu tơi xốp. Vì vậy, nó cũng đòi hỏi người trồng rất khắt khe không những trong kĩ thuật trồng chè. Mà còn ở tính nghiêm ngặt trong việc chăm sóc chè hiệu quả cao.

Hiệu quả của việc chăm sóc chè hiệu quả qua việc:

  •  Dặm cây con:

Chăm sóc chè hiệu quả cao cho cây con sau năm đầu tiên cần được chú trọng. Vì giai đoạn này chè không phát triển đồng đều. Vì vậy, nương chè phải được trồng dặm cây con vào những chỗ mất khoảng, cây còi cọc. Bầu cây con đem dặm phải có cùng tuổi với cây trồng trên nương. Và thời điểm dặm tốt nhất cho cây con là vào tháng một, tháng hai. Do thời điểm này mưa nhỏ, đất vừa ẩm dễ dàng cho việc giặm.

Chăm sóc chè đạt năng suất cao
Dặm cây con để chăm sóc chè hiệu quả cao
  •  Tưới nước sau trồng:

Cây con rất cần nước.Vì thế, chú ý tưới cho chè khi độ ẩm đất dưới 60% sức chứa ẩm đồng ruộng. Nên dùng phương pháp phun mưa bề mặt với vòi tưới di động hoặc cố định. Sẽ chăm sóc chè hiệu quả cao hơn các phương pháp khác khi ở giai đoạn còn non.

  •    Phân bón cho cây chè:

Chăm sóc chè đạt năng suất cao bằng phân bón sẽ bao gồm nhiều giai đoạn:

Bón lót trước khi trồng.

Bón phân thời kì 3 năm đầu.

Bón phân thời kì kinh doanh.

Bón thúc hàng năm.

Tùy từng giai đoạn phát triển của chè mà sẽ có các tỷ lệ thành phần phân bón khác nhau.

  •    Phòng trừ cỏ dại sâu bệnh:

Chăm sóc chè khỏi các tác nhân gây hại. Bằng cách thường xuyên loại bỏ cỏ dại trong vườn. Bên cạnh đó, kết hợp với xới cỏ để bảo đảm cỏ sạch quanh năm trên nương chè.

Chăm sóc chè đạt năng suất cao
Chăm sóc chè hiệu quả bằng việc bắt sâu

   Đốn tạo hình nâng cao năng suất chè:

Sản phẩm chính của cây chè chính là lá chè. Vì vậy việc đốn chè là biện pháp chăm sóc chè hiệu quả cao chi người nông dân. Với việc chăm sóc chè bằng phương pháp này sẽ có nhiều cách đốn. Và thời gian đốn chè từ giữa tháng 12 – 1 hàng năm.

  •      Đốn tạo hình:

Tiến hành khi cây chè được 2 -3 tuổi. Cách làm là đốn thân và đến cành mỗi năm một lần.

  •      Đốn phớt:

Hai năm đầu đốn trên vết đốn cũ 5cm. Sau đó mỗi năm đốn cao thêm 3cm. Đảm bảo che phủ, khép tấn trên nương.

  •      Đốn đau:

Đồi chè đã đốn lửng nhiều năm nên cây phát triển kém. Đốn đau cách mặt đất 40 -45cm.

  •      Đốn trẻ lại:

Đồi chè đã đốn đau nhiều, năng suất giảm. Đốn trẻ 10 -25cm cách mặt đất.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *